| Hotline: 0983.970.780

Gã thợ săn khóc mèo rừng

Thứ Sáu 28/10/2011 , 10:19 (GMT+7)

Một tay thợ săn lừng lẫy, từng hạ gục biết bao loài thú dữ ở miệt rừng U Minh Hạ (Cà Mau), nhưng lại "rửa tay gác kiếm” chỉ vì con mèo rừng.

Một tay thợ săn lừng lẫy, từng hạ gục biết bao loài thú dữ ở miệt rừng U Minh Hạ (Cà Mau), nhưng lại "rửa tay gác kiếm” chỉ vì con mèo rừng. "Lương tâm tôi được đánh thức khi chứng kiến cảnh gia đình nhà mèo rừng bỏ mạng dưới bẫy của mình. Một con mèo con còn đang bú sữa, tiếng gọi mẹ của nó khiến tôi nghĩ tới các con mình", ông tâm sự.

Sát thủ một thời

Cách đây khoảng 7 năm, Tư Trạng (Nguyễn Văn Trạng, 61 tuổi), ngụ ấp 4, xã Nguyễn Phích, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được mệnh danh là “sát thủ thú rừng”, bởi ông có hơn 45 năm trong nghề săn thú rừng. Câu chuyện về nghề săn thú rừng của ông được các tay thợ săn trong và ngoài tỉnh thêu dệt theo nhiều khía cạnh khác nhau.

Từ TP Cà Mau, mất hơn 20km chúng tôi mới vào đến nhà lão thợ săn này. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, Tư Trạng nói đó là "thành quả" mấy chục năm đi săn thú rừng của ông. Khi chúng tôi hỏi về nghề đi săn cách đây gần chục năm, Tư Trạng hồi tưởng: “Vùng rừng U Minh Hạ ngày xưa thú rừng nhiều vô kể, heo rừng, chồn, chúc… chạy thành từng đàn trong rừng. Chỉ với một bầy chó săn và một giàn bẫy có đêm tôi bắt được hàng chục con heo rừng và các loài thú khác". 

Chú mèo rừng luôn quấn quýt bên Tư Trạng

Nói chuyện với chúng tôi về cái thời oanh liệt của mình, niềm vui, nét hào hứng thể hiện rõ trên khuôn mặt lão thợ săn Tư Trạng. Theo như lời Tư Trạng, ông hơn nhiều thợ săn khác là ở chỗ có rất nhiều mánh. Tư Trạng nói: “Người thợ săn giỏi phải có con mắt quan sát, nhìn  dấu chân thú trong rừng thì phải biết con nào vừa đi qua, thời gian từng loài thú đi ăn, như heo rừng thì thường ẩn mình dưới lùm cây, nai thì ở trong rừng cỏ, chúc thì thích ở những nơi có bùn dầy”.

Dù đã giải nghệ nhiều năm nhưng những kỷ niệm về những chuyến đi săn còn in dấu sâu đậm trong tâm trí của Tư Trạng. Tư Trạng kể, lần đi săn nhớ đời của ông là ở vạt rừng Lâm trường U Minh III (nay thuộc xã Khánh An, huyện U Minh). Cả một cánh đồng rộng lớn và dấu chân nai khắp cả khu rừng. Đàn chó săn của ông tha hồ vồ bắt con mồi, ông chỉ việc đi theo sau thu chiến lợi phẩm.

Là lần đi săn con kình đước cũng để lại trong ông nhiều ấn tượng. “Cách nay khoảng 20 năm, sau mỗi chuyến đi săn kình đước, tôi chỉ trở về khi nào cả một xuồng đã chất đầy… Với tôi kỷ niệm của nghề thợ săn còn lại bây giờ là bộ gạc nai tặng cho người bạn nhậu treo trên tường nhà. Lâu lâu qua thăm ông bạn rồi nhìn bộ gạc nai mà nhớ về cái thời “làm ác” của mình, để dạy bảo con cháu kiếm đường khác mà làm ăn, không nên sát sinh”, Tư Trạng trầm tư.

Người đời thường nói sinh nghề tử nghiệp, theo Tư Trạng nghề nào cũng có cái khó của nó. Nghề đi săn thú rừng cũng đầy rẫy mối nguy hiểm. Cũng chính vì vậy mà biết bao bạn nghề của ông đã đi săn mãi mãi không về vì bị rắn hổ mang cắn chết. Bản thân ông cũng từng suýt chết vì rắn cắn.

Lương tâm cắn dứt

Sau khi háo hức kể với chúng tôi về cái nghề săn thú rừng của mình hơn 45 năm, Tư Trạng trầm ngâm. Chúng tôi nhận thấy một nét buồn pha lẫn chút sợ hãi đang hiện trong đôi mắt ông. Ông nói: Tôi bỏ nghề sau chuyến đi để lại cho tôi niềm ân hận cho đến bây giờ.

Tư Trạng kể: Đó là lần đi săn cuối cùng, không hiểu vì sao hôm đó tôi có một cảm giác lạ sau khi đã đặt xong bẫy. Ngồi hút thuốc đợi trời sáng để thăm bẫy mà lòng cứ bồn chồn. Mặt trời mới vừa ló rạng tôi đã đến cần bẫy đầu tiên, một con nai đang mang bầu nằm chết trong vòng bẫy của mình, tôi cảm thấy rợn người. Nhưng tôi tự trấn an mình,  thợ săn gặp chuyện này là bình thường thôi.

Câu chuyện của chúng tôi và người thợ săn cũng khép lại bên ly trà nóng. Trước khi ra về, Tư Trạng nói với chúng tôi một câu khiến tôi nhớ mãi: “Con người ai cũng có một lần lầm lỗi, nhưng quan trọng là phải biết sửa sai, từ bỏ cái ác để hướng thiện. Như vậy cuộc sống và tâm hồn sẽ không còn bị day dứt".

Đến cần bẫy thứ hai, tôi như chết đứng vì chứng kiến cảnh tượng cả gia đình mèo rừng đang kêu gào như oán trách. Con mèo cái nằm chết đơ trong vòng cây bẫy, kế bên là hai con mèo con vừa mới chết vì khát sữa. Không biết con mèo cái mắc bẫy khi nào, mà con mèo đực kêu la bên xác con mèo cái và hai con đến kiệt quệ. Nhưng khi tôi đến, con mèo đực cố vụt dậy tha xác hai con mèo con đã chết vào rừng mất dạng. Dưới góc  bẫy còn lại một con mèo con đang nằm chờ chết.

Tư Trạng thú nhận, là người ngang dọc chưa từng biết sợ trước điều gì kể cả khi gặp rắn hổ mang, nhưng lần này ông rơi nước mắt, rùng người thấy sợ. Sợ ở đây không phải vì ông sợ sự nguy hiểm, mà ông sợ về cái nghề làm việc ác của mình đã chia lìa một gia đình mèo rừng.

Ông nói: Cảnh tượng con mèo con kêu lên từng tiếng ngay bên xác mẹ, cảnh tượng con mèo đực cố sức tha con đi khiến tôi nghĩ đến gia đình, nghĩ đến các con của mình. Sau khi đã chôn con mèo cái xấu số, tôi ôm con mèo con về nhà để nuôi và quyết định bỏ nghề. Những đêm sau chuyến đi săn đó tôi không sao ngủ được vì hình ảnh gia đình mèo rừng với những tiếng kêu xé trời luôn ám ảnh tôi. Để bù lại tội lỗi của mình tôi chăm sóc con mèo con rất chu đáo, bầy chó săn ăn gì thì chú mèo cũng có phần. Cũng từ hôm đó, tôi kêu vợ bàn tính kế sinh nhai khác nuôi sống gia đình. Tôi quyết định rửa tay gác kiếm.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Ký kết giao ước thi đua ngành nông nghiệp các tỉnh, thành vùng ĐBSCL

Hội nghị nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh phong trào thi đua vùng ĐBSCL năm 2024.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Gió lốc kèm mưa đá liên tiếp xảy ra tại Sơn La

Sáng 29/3, một số bản của xã Chiềng Khay, huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) xuất hiện mưa to, gió lốc kèm theo mưa đá, gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân.

Bình luận mới nhất