| Hotline: 0983.970.780

Gà VietGAP chưa có thị trường riêng

Thứ Ba 09/09/2014 , 08:15 (GMT+7)

Dù đầu tư tốn kém hơn, chất lượng gà an toàn hơn nhưng giá bán gà VietGAP ra thị trường lại giống gà nuôi bình thường, tính ra lời lãi chẳng cao hơn mấy.

5 hộ dân thôn Mỹ Cang (xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ, Quảng Nam) thành lập Tổ hợp tác (THT) nuôi gà VietGAP trên diện tích 10 ha, với số lượng trên 10.000 con gà an toàn dịch bệnh. 

Đi tiên phong

“Nuôi con gà theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi cao, kỹ lưỡng, khiến mình vất vả một chút, nhưng bù lại sản phẩm an toàn tuyệt đối, đầu ra ổn định. Đó chính là cái lợi giúp mình có thể duy trì và mở rộng SX”, ông Bùi Việt Tín, thôn Mỹ Cang, xã Tam Thăng (TP Tam Kỳ) vừa nói, vừa chỉ tay về những trại gà được xây dựng kiên cố, như một lời khẳng định.

Bản thân ông Tín trước đây vốn là cán bộ HTXNN, ông đã quen với những tiến bộ kỹ thuật mới để nuôi con gà sao cho tốt, hiệu quả. Khi đã về hưu, ông tiếp tục phát triển nghề chăn nuôi gà.

Thấy diện tích đất cát ở cuối làng bỏ hoang hóa nhiều quá, vì gieo trồng rau màu không đạt hiệu quả. Thế nên ông Tín dựng trại nuôi gà, nơi đây vừa xa khu dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường lại tránh được dịch bệnh có thể lây lan.

Khu trang trại nuôi gà của ông Tín hiện được phát triển thành tổ hợp tác (THT) Mười Tín, do ông làm tổ trưởng. Khu vực nuôi gà rộng khoảng 10 ha, chuyên nuôi gà ta.

Vào năm 2011-2012, THT của ông Tín bắt đầu nuôi gà theo quy trình tiêu chuẩn VietGAP. Ông Trần Minh Tâm, thành viên THT Mười Tín chia sẻ: Nuôi gà VietGAP không như nuôi gà bình thường, bởi nó đòi hỏi cao từ nguồn giống, thức ăn, thuốc chữa bệnh...,  cho đến cách nuôi. Tất cả đều có quy trình, quy chuẩn của nó.

“Như con giống, chúng tôi lấy từ Bình Định, phải có kiểm dịch xác nhận là gà không bị dịch bệnh, có hợp đồng và cam kết thỏa thuận giữa 3 bên (bên cung cấp giống, đơn vị nuôi và đơn vị kiểm tra) để khi xảy ra sự cố thì có hướng xử lý kịp thời và quy rõ trách nhiệm”.

23-51-18_nh-2

Không chỉ khắt khe về con giống mà cả thức ăn, thuốc, vacxin cho gà cũng được kiểm định chặt chẽ. Trong quá trình nuôi, đàn gà sẽ được theo dõi hàng ngày, có sổ nhật ký ghi lại những triệu chứng cụ thể, qua đó tiến hành báo cáo để có cách xử lý.

Thường thì các cán bộ của Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 liên tục có những chuyến kiểm tra đột xuất đối với cơ sở... Những nỗ lực của các thành viên trong THT Mười Tín đã được đền đáp với Giấy chứng nhận VietGAP do Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 2 cấp vào ngày 26/12/2013.

Ông Bùi Việt Tín nói: “Nuôi gà VietGAP cực thì có cực nhưng hiệu quả cao. Sản phẩm của mình đưa ra cho xã hội là sản phẩm sạch. Không những an toàn cho người tiêu dùng mà cho chính cả người nuôi”.

Đây được biết đến là mô hình đầy đủ điều kiện để nuôi gà VietGAP đầu tiên của khu vực Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Hiện THT luôn có từ 8 - 10.000 con gà/lứa (1 năm 3 lứa), tổng thu 1 lứa khoảng 700 triệu đồng (khoảng 2,1 tỷ/năm), sau khi trừ chi phí lãi từ 250- 300 triệu đồng/năm. Có những thời điểm nuôi gà phục vụ tết thì số lượng lên đến trên 40.000 con/lứa.

Bị đánh đồng

Một điều trăn trở đối với THT Mười Tín nói chung và cá nhân ông Bùi Việt Tín nói riêng chính là chưa tìm được thị trường tiêu thụ riêng, nên gà của THT luôn bị đánh đồng với sản phẩm nuôi theo quy trình thông thường. Đặc biệt, gà chưa đưa vào được siêu thị, nhà hàng để nâng cao hiệu quả kinh tế.

23-51-18_nh-3
Gà VietGAP trên vùng cát trắng

Theo ông Tín, mặc dù đã được chứng nhận là sản phẩm sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên khi ra thị trường thì người ta vẫn không thể biết được đâu là gà VietGAP, đâu là gà bình thường. Hiện tại, đầu mối tiêu thụ chính của THT rất đều, nhưng đa số họ đến trực tiếp thu mua từ trại. Và sản phẩm được đưa đi đâu, làm gì thì hoàn toàn không biết.

“Chính việc lẫn lộn giữa các sản phẩm gà nên giá thị trường hầu như ngang nhau. Như vậy con gà của mình nuôi kỳ công, tốn kém nhưng vẫn giống như gà thường. Hơn nữa, nếu mình không kiểm soát được khâu tiêu thụ thì rất dễ mang tiếng gà của mình”, ông Tín trăn trở.

Cũng chính từ đó, ông Tín cùng các hộ gia đình trong THT đang có kế hoạch xây dựng thương hiệu gà VietGAP riêng.

“Người ta có lò giết mổ tập trung cho heo, sau khi mổ có kiểm dịch, thú y đóng dấu xác nhận là an toàn, mình cũng sẽ làm theo hướng đó. Nghĩa là xây dựng một khu giết mổ của trại gà rồi liên kết với thú y xã, thành phố để xác nhận, đóng dấu an toàn cho sản phẩm. Đó cũng là một cách để khẳng định được thương hiệu”, anh Đoàn Ngọc Tiến, thành viên THT cho biết.

Nếu đều này trở thành hiện thực thì đây là một hướng đi rất mới để giúp cho các hộ nông dân có thể xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm