| Hotline: 0983.970.780

"Gái xấu bất hạnh lắm anh ơi!..."

Thứ Ba 19/06/2012 , 10:46 (GMT+7)

Chị dùng công việc để “trả thù nỗi bất hạnh” vì từ “tuổi cập kề” đến giờ vẫn chưa một người đàn ông nào chịu tán tỉnh, chưa ai từng có cử chỉ âu yếm chị.

- “Nhìn các cô gái xinh đẹp, được người đưa kẻ đón trên những chiếc xe sang trọng, nâng niu họ trong vòng tay em thật sự vô cùng ghen tị, thậm chí còn có ác cảm với những cô gái này mặc dù họ xứng đáng được như vậy”.

>> ''Dốt cũng được, hư cũng được... miễn là xinh''

Đó là những lời chia sẻ thật lòng của chị Nguyễn Thị Tuyết (34 tuổi) ở phường 12, TP Đà Lạt (Lâm Đồng).

Chị Tuyết vốn tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh loại Khá ở một trường cao đẳng tại TPHCM. Sau 2 năm về quê chờ đợi xin việc vào các cơ quan nhà nước nhưng bất thành, không đủ kiên trì nuôi ý định làm công chức chị Tuyết đành nộp hồ sơ vào một công ty tư nhân gần nhà.

Từ đó đến nay, chị làm là để “trả thù nỗi bất hạnh” vì từ “tuổi cập kề” đến giờ vẫn chưa một người đàn ông nào chịu tán tỉnh, chưa ai từng có cử chỉ âu yếm chị.


Thứ 7, được nghỉ việc công ty, chị Tuyết giúp gia đình phơi Atisô (ảnh được làm mờ theo yêu cầu của chị Tuyết).

Chị Tuyết tâm sự, từ khi lọt lòng mẹ chị đã có một cái “tội”, đó là “tội” xấu xí. Là con gái đầu, cùng là người con gái duy nhất trong gia đình 3 chị em, khi mới sinh ra tạo hóa đã không cho chị được nhiều sự ưu ái.

Lớn lên, mắt chị lé, chân đi hơi khuỳnh, sống mũi tẹt và gãy, ngón tay to mà ngắn, chị Tuyết có chiều cao khiêm tốn nhưng bề ngang lại thừa. Nhìn gương mặt chị người ta thường nhận ra những nét cần thiết của một người đàn ông hơn là phụ nữ, cũng may chị có một mái tóc dày và đen nhưng chỉ chừng đó thôi không đủ để tạo nên một sức hấp dẫn, dù là rất nhỏ cho người khác giới.

“Biết mình không đẹp nên tôi đã cố gắng ăn mặc thật diện khi đi ra ngoài. Mấy năm đầu đi làm, bao nhiêu tiền kiếm được tôi đều sử dụng vào việc mua sắm quần áo, túi sách, son phấn trang điểm. Đi tiệm làm tóc, kẻ lông mày, uốn lông mi nhưng hình như càng cố gắng làm đẹp tôi lại càng trở nên kệch cỡm, xa lạ trước con mắt mọi người, nhất là đàn ông” - chị Tuyết trải lòng.

Chị Tuyết kể rằng, thời sinh viên các bạn gái chơi với chị đều có người yêu, vào mỗi buổi tối thứ 7 họ được người yêu đưa đi chơi, uống cà phê, ăn kem hay đi công viên, riêng chị thì phải thui thủi ở nhà.

Buồn quá thì một mình lên ban công ký túc xá đứng nhìn Sài Gon về đêm, ra công viên ngồi “xem trộm” những đối trai gái yêu nhau, hay lên mạng chat tán gẫu để tìm niềm vui trong những lời nói bóng gió, yêu đương ảo đối với người chưa bao giờ gặp mặt.

"Thời đó, em đã đưa hình rất xinh của một người bạn học cùng lớp ở cấp 3 lên Avata (ảnh đại diện - PV). Thấy hình một cô gái tóc dài, kính cận, trắng nõn xinh đẹp nhiều chàng trai nhảy vào chat, xin làm quen, hỏi số điện thoại, trong đó không ít người là sinh viên trong trường nhưng họ không biết em là ai.

Em đã nói dối rất nhiều người và cũng nhận lời yêu khoảng 5 người qua những lần nói chuyện với nhau trên mạng nhưng em không đủ tự tin để gặp họ. Vì em biết, khi gặp em họ sẽ không dám hẹn gặp lần thứ hai. Thà cứ ru mình bằng những lời yêu thương trên mạng để có những giây phút hạnh phúc ảo còn hơn là phải đối mặt với sự tàn nhẫn trong tình cảm thực khi gặp nhau.

Em còn nhớ, năm thứ 2 em quen một anh tên Hưng học trường Kiến trúc qua chat. Sau một tuần tối nào cũng online đến 1, 2 giờ sáng với những lời yêu thương, hẹn hò mặn nồng như chúng em đã yêu nhau thật sự vậy. Cuối cùng em quyết định nhận lời hẹn gặp mặt “người yêu” tại một quán cà phê gần cổng ký túc xá.

Anh biết không, tối hôm đó và cả nhiều tuần sau em vẫn chưa hết tủi hờn. Không phải em buồn vì không được người ta yêu mà là em thấy em bất hạnh quá, em xấu xí quá, đến một người trong lần găp đầu tiên cũng phải bỏ chạy. Lần hẹn hôm đó anh ấy đã “bỏ của chạy lấy người".

Tối đó, anh Hưng đi một mình, ăn mặc lịch sự, cao ráo, điển trai đến chỗ hẹn sau em khoảng 5 phút. Khi gặp mặt anh ấy ngơ ngác, bối rối vì không thể nhận ra em mặc dù em ngồi ở trước mặt anh ấy, em lên tiếng gọi và giới thiệu em là Tuyết.

Có lẽ nhìn hình trên Avata và ở ngoài một trời một vực nên anh ấy không nhận ra hoặc không muốn nhận... người quen. Em thấy mặt anh ấy đỏ bừng, bối rối lắm, ngồi được 5 phút anh ấy nói ra ngoài nghe điện thoại. Em không ngờ anh ấy ra tính tiền rồi bỏ đi mất. Sau lần ấy em đã khóc rất nhiều, em không đủ can đảm để gặp bạn trai nào mặt dù nói rất nhiều lời yêu thương qua mạng chỉ vì hình trên Avata của em đã lừa dối được tất cả mọi người con trai.

Theo chị Tuyết, con gái xấu là một “cái tội”, chính vì mắc phải “cái tội” này mà suốt mấy chục năm qua, từ khi nhận ra sự rung động của trái tim, thổn thức mỗi khi gặp một người con trai, đến bây giờ chị chưa bao giờ nhận được một tình yêu thật sự, chưa bao giờ được người đàn ông nào đặt một nụ hôn lên môi, mặc dù suốt mấy chục năm qua con tim chị vẫn khao khát, đôi môi chị vẫn chờ đợi, gọi mời...

Tôi ra về, chị Tuyết nói với theo: “Con gái xấu bất hạnh lắm anh ơi!...”.

Theo Kiến thức

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm