| Hotline: 0983.970.780

Gần 1500 hộ nghèo được nhận quà Tết của VinGroup

Thứ Hai 28/01/2013 , 09:19 (GMT+7)

Trong các ngày từ 23 đến 24/1, Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup đã phối hợp với Báo NNVN trao tặng gần 1.500 suất quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

* Gần 1.500 hộ nghèo Bắc Kạn nhận quà Tết

Trong các ngày từ 23 đến 24/1, Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn VinGroup đã phối hợp với Báo NNVN trao tặng gần 1.500 suất quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách tại hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.

Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, trong đó có 400 nghìn đồng tiền mặt. Ông Nông Văn Chí - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cùng lãnh đạo, cán bộ chuyên quản chế độ chính sách các huyện, xã cùng dự trao, chứng kiến từng suất quà đến tận tay gia đình nghèo.


Ông Nông Văn Chí PCT tỉnh Bắc Kạn cùng nhà tài trợ, lãnh đạo huyện Pác Nặm, xã Bộc Bố trao quà tại xã Bộc Bố

Những ngày đầu tháng Chạp, giá rét ở vùng cao các xã Nghiên Loan, Bộc Bố, huyện Pác Nặm như cứa vào từng thớ thịt. Ngay từ sáng sớm, những hộ nghèo đã có mặt khiến chúng tôi ai cũng cảm thấy ấm lòng khi được tận tay trao những món quà dù nhỏ bé nhưng hy vọng ý nghĩa để bà con ăn Tết.

Bà Hoàng Thị Mùi, 54 tuổi, ở thôn Nà Hoi, xã Bộc Bố cảm động nói: "Hôm nọ được thôn trưởng gửi cho tờ giấy đi nhận bánh kẹo, tiền Tết, cả nhà mình vui lắm. Cả đêm qua nhà mình không ai ngủ được, khi nghe con gà trống gáy, trời vẫn còn tối mình đã dậy nấu cơm ăn rồi gọi mọi người trong thôn cùng đi. Từ nhà mình đến xã 10 cây số, mọi người đi bộ, ai cũng vui, không thấy mệt".


Cả hai phụ nữ cõng con đến nhận quà là Quàng Thị Súng ở thôn Khẩy Tàu, sinh năm 1991 - đã có hai con nhỏ. Còn Dương Thị Phương ở thôn Cốc Mòn sinh năm 1993 có một con nhỏ. Cả hai đều ở xã Cao Thượng huyện Ba Bể và họ giống nhau một chỗ lấy chồng sớm, không biết chữ, nhận quà xong đều phải dùng ngón tay điểm chỉ

Thôn Nà Hoi có 19 hộ đồng bào dân tộc Dao sinh sống từ lâu đời. Dù Nhà nước ban hành nhiều chính sách và tiêu chí hộ nghèo, nhưng cho đến tận hôm nay, cả thôn vẫn chưa có hộ nào đủ điều kiện thoát nghèo. Người dân trong thôn chỉ mơ có đủ ngô, cơm độn sắn ăn no bụng quanh năm, chẳng ai dám mơ ăn ngon, mặc đẹp. Nà Hoi đã nghèo triền miên, trớ trêu thay, vào giữa tháng 10/2012, một cơn mưa đá "ngược đời" (vì chưa bao giờ Pác Nặm có mưa đá đầu vụ đông) kéo dài gần một tiếng đồng hồ, đã làm nát hết ngô lúa của bà con. Vì thế, cái đói năm nay sẽ đến với mọi nhà trong thôn sớm hơn.


Bà con Phúc Lộc nhận quà của nhà tài trợ

Tâm sự ngắn ngủi, chị Triệu Thị Lừu, ngân ngấn nước mắt: "Nhà mình có 6 người, 3 lớn, 3 trẻ con. Năm nay mưa nhiều nên cấy được hơn 2.000 m2 lúa lai Nhị ưu, đang lúc sắp được gặt, bị trận mưa đá hỏng hết, cả vụ này chỉ thu được 6 bao thóc, giờ đã ăn hết rồi, chẳng biết từ nay đến mùa ngô năm sau cả nhà sẽ ăn bằng gì nữa...".

Các hộ nghèo chiếm số đông nhà trên núi dốc, không đất trồng cấy ổn định, sống định cư nhưng vẫn phải du canh theo mùa vụ, không ít người mù chữ, chậm tiếp cận giống, cách trồng trỉa mới. Cũng do quá túng thiếu, khi nghe có quà Tết, nhà bà Bàn Thị Phầy ở thôn Phja Khao, xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể vui quá, cả đêm không ngủ, sáng ra cả nhà gồm 5 người đi bộ mất hơn 2 tiếng mới đến nơi.

Người lớn chẳng sao, thương đám cháu nhỏ, đứa lớn mới 8 tuổi, đứa bé mới 6 tháng tuổi, hai mẹ con bà Phẩy phải cõng nó trên lưng, bà ngoại cõng mỏi lưng thì chuyển nó sang cho mẹ nó bế ẵm, cứ thế cả nhà ngồi chờ từ 9 giờ sáng đến mãi chiều mới đến lượt nhận quà. Nhận xong quà, cả 5 bà cháu lại lũ lượt đi về trước lúc trời tối.

Đi nhận quà, mỗi người một gia cảnh, người ốm đau bệnh tật, người thiếu đất sản xuất, có gia đình dù rất chịu khó lam làm mà trời chẳng thương, trồng cây gì cũng mất mùa, nuôi con gì cũng chậm lớn, đói nghèo bám mãi.

Anh Đặng Văn Càn, 47 tuổi, dân tộc Dao ở thôn Nà Phầy, xã Bộc Bố chỉ vì sơ sẩy lúc đi lấy gỗ làm nhà, đã bị gỗ đè gãy chân phải từ năm 1995, cứ vậy anh lê lết một chân với hai cái nạng cố leo nương rẫy như những người bình thường, cố đến vậy vẫn chẳng năm nào kiếm đủ gạo ngô ăn một năm tròn. Với anh, mỗi năm thiếu ăn 2 đến 3 tháng là chuyện thường tình. Có giấy báo đi nhận quà Tết, vợ con đi nương chưa về, anh cứ vậy chống nạng đi suốt từ 6 giờ sáng đến hơn 9 giờ mới tới UBND xã. 

Tại huyện Ba Bể, hộ nghèo na ná giống Pác Nặm, thường chủ yếu ở các thôn vùng sâu, nơi ở và đất trồng cấy cứ cheo leo trên đỉnh núi, đi bộ từ nhà đến UBND xã phải mấy tiếng leo núi vượt đèo. Sớm tinh mơ chúng tôi cùng các anh chị bên VinGroup kịp có mặt tại UBND xã Nam Mẫu, đã bắt gặp những ánh mắt vui mừng của bà con. Hỏi sao đến sớm vậy, đi từ mấy giờ sáng, chúng tôi ớ người khi biết bà con đi từ đêm hôm trước, ngủ trọ nhà người thân để ngày mai kịp nhận món quà Tết của nhà tài trợ.


Bà Bàn Thị Phầy ở thôn Phja Khao, xã Phúc Lộc, huyện Ba Bể cùng 3 cháu ngoại (một địu trên lưng) thật vui mừng khi nhận quà


Ông Sầm A Tu ở thôn Nà Hoi, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm thì may mắn hơn khi mượn được con ngựa, ung dung đến nhận quà, nom cũng thật oai phong

Đến cuối giờ chiều 24/1, tại Bắc Kạn đã có 1.465 hộ đến nhận quà đầy đủ, chỉ còn 32 hộ không có mặt, lý do nhà họ ở quá xa, tít trên các ngọn núi, các Trưởng thôn dù rất nhiệt tình vẫn không thể kịp leo đến từng nhà để báo tin nhận quà...

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm