| Hotline: 0983.970.780

Gần 46.000 lao động đã xuất ngoại

Thứ Tư 13/07/2011 , 11:09 (GMT+7)

Từ đầu năm đến nay, đã có gần 46.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1/3 trong đó là lao động nữ).

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ,TB-XH), từ đầu năm đến nay, đã có gần 46.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (1/3 trong đó là lao động nữ).

Trao đổi với NNVN, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, dẫn đầu vẫn là những thị trường truyền thống như Đài Loan 17.512 lao động (8.245 lao động nữ), Hàn Quốc 11.186 lao động (1.373 lao động nữ), Malaysia 5.074 lao động (2.260 lao động nữ), Nhật Bản 2.833 lao động (718 lao động nữ), Ảrập Xêút 2.416 lao động (24 lao động nữ), Lào 2.162 lao động (776 lao động nữ), Campuchia 1.394 lao động (546 lao động nữ), Macao 1.100 lao động (1.044 lao động nữ), UAE 714 lao động (11 lao động nữ), Cộng hòa Síp 389 lao động (377 lao động nữ) và các thị trường khác là 1.082 lao động.

Như vậy, so với mục tiêu toàn ngành đưa đi khoảng 87.000 lao động trong năm 2011, các doanh nghiệp đã đi được gần ½ quãng đường. Phó Cục trưởng Thanh cũng cho biết thêm, thị trường Trung Đông và Bắc Phi (từng là thị trường tiềm năng) tuy có phần ổn định nhưng Cục vẫn khuyến cáo các doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực XKLĐ vẫn phải cân nhắc khi đưa lao động sang đó làm việc và chờ thêm một thời gian nữa. Trong lúc này, các doanh nghiệp nên tập trung đào tạo vốn ngoại ngữ, đào tạo tay nghề để nâng cao chất lượng cho người lao động. “Có như vậy mới có được nhiều hợp đồng có chất lượng cao”- ông Thanh nói.

Theo báo cáo của Bộ LĐ,TB- XH, hiện VN đã đưa lao động đi làm việc ở trên hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên thực tế, số thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam thường xuyên và đều đặn không quá con số 10. Thị trường ít là thế nhưng thời gian này, lao động trong nước đã không còn mấy mặn mà khi đi XKLĐ vì họ phải bỏ ra 6.000- 7.000 USD mà thu nhập chỉ từ 6 đến 7 triệu đồng/tháng.

Ngoài ra, tỷ lệ lao động VN bỏ trốn tại Đài Loan đang gia tăng, chủ sử dụng Đài Loan bắt đầu không “kết” lao động Việt Nam. Đây cũng sẽ là một trong những nguyên nhân kìm hãm thị trường này vào năm 2011. Tương tự, đối với thị trường Malaysia, các đơn hàng làm việc trong các nhà máy ở lĩnh vực điện tử, dệt may... có nhiều với mức lương khá và điều kiện làm việc ổn định, nhưng vẫn bị người lao động từ chối.

Còn Nhật Bản, Hàn Quốc là những thị trường hấp dẫn bởi thu nhập khá cao thì nhu cầu lại có hạn. Thị trường Nhật Bản gần như không có đột phá gì khi năm nào cũng chỉ tiếp nhận khoảng hơn 4.000 lao động. Trong khi thị trường Hàn Quốc thì ngày càng có những quy định nghiêm ngặt hơn về tay nghề, về khả năng nghe nói tiếng Hàn...

Cũng theo ông Thanh, trong khi nền kinh tế có nhiều biến động, khó khăn như hiện nay, để cảnh giác một số trò lừa đảo (thậm chí của chính các Cty phái cử lao động đi), người lao động không nên thông qua cò mồi mà cần tìm hiểu thật kỹ thông tin về Cty sẽ đưa mình đi và cả chủ sử dụng lao động ở bên nước bạn thông qua Cục Quản lý lao động ngoài nước hay nhu cầu tuyển dụng trên các phương tiện truyền thông.

Xem thêm
Hơn 370ha tôm nuôi bị thiệt hại do nắng nóng

TRÀ VINH Theo Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, hiện toàn tỉnh đã có hơn 122ha nuôi tôm sú cùng hơn 249ha nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại do ảnh hưởng nắng nóng gay gắt.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.