| Hotline: 0983.970.780

Gần 5.000 tấn sữa Dutch Lady bị chôn tại bãi rác

Thứ Năm 20/05/2010 , 14:57 (GMT+7)

Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương đã chở gần 5.000 tấn trong tổng số hơn 15.000 tấn sữa đem chôn tại bãi rác thải sinh hoạt.

Ngày 19/5, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) và Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm môi trường Bình Dương (PC36) phát hiện một khối lượng khổng lồ sữa Dutch Lady của Công ty FrieslandCampina Việt Nam chôn tại bãi rác Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương.

Thượng tá Lê Minh Châu, Trưởng phòng PC36 cho biết qua xác minh ban đầu, Công ty FrieslandCampina Việt Nam (trụ sở tại xã Bình Hòa, huyện Thuận An) ký hợp đồng với Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương xử lý tiêu hủy hơn 15.000 tấn sữa với chi phí hơn 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương đã chở gần 5.000 tấn trong tổng số hơn 15.000 tấn sữa đem chôn tại bãi rác thải sinh hoạt.

Qua kiểm tra hợp đồng và chứng từ hồ sơ, đoàn kiểm tra nhận định vụ chôn sữa trái phép vi phạm nghiêm trọng hợp đồng quy định bắt buộc giữa hai đơn vị.

Ông Jan Wegenaar - Giám đốc sản xuầt Công ty FrieslandCampina Việt Nam cho biết lô sữa 2 triệu thùng (tương đương hơn 15.000 tấn) được công ty chủ động thu hồi về vào tháng 11/2009 để bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng do trước đó có 20 người uống sữa bị dị ứng chân tay.

Lưu kho đến tháng 3/2010, lô sữa nhãn hiệu Dutch Lady trên đã quá hạn sử dụng, buộc phải tiêu hủy.

Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã ký hợp đồng tiêu hủy số sữa này với Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương với quy trình xử lý cho phép của Bộ Y tế.

Phương án tiêu hủy cam kết cụ thể là nước sữa được tách ngay tại kho Mapletree sau đó vận chuyển về đổ vào hồ Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương tiêu hủy, còn vỏ hộp được đốt.

Ông Jan Wegenaar khẳng định quá trình tiêu hủy hơn 15.000 tấn sữa lưu tại kho Mapletree có bảo vệ quản lý và camera theo dõi sát sao.

Theo ban lãnh đạo Công ty FrieslandCampina Việt Nam, vụ việc tiêu hủy sữa đã được báo cáo Bộ Y tế và Sở Y tế Bình Dương và công ty cũng thông báo ngày 10/5 sẽ tiến hành tiêu hủy.

Quá trình giám sát có đại diện Sở Y tế và người của FrieslandCampina Việt Nam nhưng không thấy khối lượng sữa chưa tách nước chôn tại bãi rác trước khi Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (C36) phát hiện. Cho đến chiều nay, quản lý kho Mapletree cho biết khối lượng sữa xuất kho đem đi tiêu hủy là gần 5.000 tấn. Hiện còn lưu kho hơn 10.000 tấn.

Chiều 19/5, C36 đã tiến hành lập biên bản đối với Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Bình Dương, đồng thời lấy các mẫu sữa để phân tích các chất có ảnh hưởng đến môi trường và yêu cầu FrieslandCampina Việt Nam ngưng vụ tiêu hủy số sữa Dutch Lady còn lại để phục vụ công tác điều tra.

(Theo Vietnam+)

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Việt Nam hỗ trợ đưa nông nghiệp trở thành trụ cột kinh tế ở Venezuela

Bộ Nông nghiệp Venezuela đánh giá cao kết quả tốt vượt mong đợi về hợp tác nông nghiệp song phương, ngay cả trong điều kiện Venezuela vô cùng khó khăn.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm