| Hotline: 0983.970.780

Gần 700 doanh nghiệp chế biến thủy sản được xuất khẩu sang Trung Quốc

Thứ Hai 14/10/2019 , 11:02 (GMT+7)

Với dân số chiếm 1/5 thế giới, lại đa dạng về nhu cầu nên lượng tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc đang có xu hướng tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt khi sản xuất trong nước đang vướng phải vấn đề môi trường.

Tôm là sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.

Thêm 3 loài thủy sản được phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có công hàm thông báo đồng ý bổ sung 3 loại thủy sản của Việt Nam được phép xuất khẩu vào nước này.

Như vậy, đến thời điểm này đã có 48 loài thủy sản các loại của Việt Nam được Trung Quốc cập nhật vào danh mục các sản phẩm được phép xuất khẩu vào Trung Quốc làm thực phẩm. Ngoài ra còn có 36 loài được phép nhập khẩu làm động vật cảnh và 1 loài làm giống nuôi.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, 9 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 831,81 triệu USD, tăng 14,19% so với cùng kỳ, chiếm 3,2% tổng lượng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thế giới.

Tổ chức FAO dự báo Trung Quốc sẽ trở thành nước nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới với kim ngạch nhập khẩu khoảng 2,3 – 2,5 tỷ USD.

Tiêu thụ bình quân đầu người cũng gia tăng trong đó tiêu thụ thủy sản tươi (cá, tôm, mực và bạch tuộc) dự kiến tăng bình quân 4,8%/năm đến 2020.

Nhập khẩu thủy sản Trung Quốc đạt kim ngạch cao nhất vào năm 2018, khi chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng với kim ngạch cao hơn các sản phẩm thông thường như mọi năm (nhập khẩu thủy sản đạt mức 3,3 triệu tấn, với kim ngạch 14,8 tỷ USD, tăng 13% về lượng và 31% về kim ngạch so với năm 2017).

Tôm của Việt Nam được thị trường Trung Quốc ưa chuộng.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, tính đến hết tháng 7/2019, Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam 15.000 tấn tôm (kim ngạch 138 triệu USD), hơn 14.300 tấn cá tra, cá ba sa (kim ngạch 28 triệu USD) và khoảng 3 triệu USD.

Chủng loại sản phẩm thủy sản Việt Nam hiện được xuất sang Trung Quốc chủ yếu là tôm đông lạnh, cá tra, cá ba sa, cua, ghẹ, bạch tuộc.

Riêng khu vực Tây Nam, Trung Quốc (như Trùng Khánh, Tứ Xuyên) có nhu cầu lớn với cá hố. Về hình thức vận chuyển, Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường khu vực miền Đông qua Thượng Hải bằng đường hàng không; qua Chiết Giang bằng đường biển; qua Quảng Tây bằng đường bộ. Ngoài ra, Vân Nam cũng là địa phương có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thủy sản lớn, tuy nhiên do khó khăn về khâu vận chuyển và thời gian thông quan nên Việt Nam chưa khai thác được hiệu quả thị trường này.

Chưa tương xứng tiềm năng

Theo Bộ Công thương, năm 2018, tổng sản lượng nuôi trồng của Việt Nam đạt gần 4,2 triệu tấn, thủy sản khai thác là 3,6 triệu tấn. Trong đó, sản lượng cá tra đạt hơn 1,4 triệu tấn, tôm nước lợ 766 nghìn tấn, nuôi trồng khác đạt gần 2 triệu tấn.

Nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại, sản lượng thủy sản nuôi trồng của Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua.

Theo bản Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với Tổng cục Hải quan Trung Quốc về kiểm soát an toàn thực phẩm đối với thủy sản và sản phẩm thủy sản xuất nhập khẩu, định kỳ hàng quý, Nafiqad cập nhật thông tin (tên, địa chỉ, mã số) doanh nghiệp đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc. Đến nay, Trung Quốc đã công nhận Danh sách 680 cơ sở chế biến thủy sản được xuất khẩu vào thị trường này.

Các lô hàng thủy sản xuất khẩu vào nước đối tác đầu tư cơ sở chế biến có tên trong danh sách và kèm theo chứng thư do Nafiqad cấp (đầu mối liên hệ Cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Nafiqad) tại số 10 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội).

Các sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu bao bì đóng gói phải in ấn chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá); chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm tên thương mại và tên khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng, vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất và phải ghi rõ đích đến là nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.

Cùng lô nhàng nhãn mác có kích thước phông chữ, màu sắc và vị trí trên bao bì phải giống nhau Việc khi nhãn mác hàng hóa phải được hoàn tất trước khi công xưởng đóng gói, không được phép in tạm thời, dán tem, đóng bao bì hay các phương thức khác.

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm