| Hotline: 0983.970.780

Gần 86% người dân ở nông thôn Hà Giang được sử dụng nước sạch

Thứ Tư 07/10/2020 , 08:23 (GMT+7)

Năm 2017, tỷ lệ dân cư nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Giang được sử dụng nước sinh hoạt hợp về sinh là gần 80%, đến nay con số này là gần 86%.

Gần 86% người dân ở nông thôn Hà Giang được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ảnh: B. Luân.

Gần 86% người dân ở nông thôn Hà Giang được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ảnh: B. Luân.

Tính đến cuối tháng 9, số dân nông thôn trên địa bàn tỉnh được sử dụng nước hợp vệ sinh tăng thêm 9.851 người, tương đương 1,18%, nâng tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 85,93%. Hiện tại, các địa phương đang thi công 5 công trình cấp nước sinh hoạt; kiểm tra giám sát tiến độ thi công đảm bảo đúng thiết kế kỹ thuật, ước khối lượng đạt 80% giá trị dự toán; lập hồ sơ quyết toán 18 công trình.

Tháng 7/2020, công trình cấp nước sinh hoạt thôn Tát Cà, Nà Thé cho xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên được đưa vào sử dụng. Công trình gồm: Đập đầu mối, bể lắng lọc, bể lọc áp lực, nhà trạm, bể chứa, hệ thống tuyến ống dài trên 30 km; hệ thống cấp nước tự chảy, trụ vòi và lắp đồng hồ đo nước đến từng hộ dân. Tổng dự toán công trình trên 10,8 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới và vốn đối ứng của tỉnh. Công trình đảm bảo cung cấp nước sạch cho gần 400 hộ dân tại các thôn Tát Cà, Nà Thé, Khuôn Làng, Hồng Tiến và 9 cơ sở trên địa bàn xã.

Bà Lục Thị Nhình, thôn Tát Cà, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên cho biết, lâu nay, người dân nơi đây vẫn dùng nguồn nước lần lấy từ trên núi về sinh hoạt hàng ngày. Vào mùa mưa, nước đầu nguồn bị bẩn, đục, không sử dụng được; người dân phải để nước tự lắng nhiều ngày mới sử dụng; đường ống lại hay bị hỏng, tắc nghẽn vì bùn đất và lá cây nên việc cung cấp nước sinh hoạt cho người dân rất khó khăn. Có nước sinh hoạt hợp vệ sinh về tận nhà, bà và người dân trong thôn rất phấn khởi.

Song song với nhiều công trình hoạt động hiệu quả thì trên địa bàn tỉnh Hà Giang có không ít các công trình cấp nước sinh hoạt bị xuống cấp nghiêm trọng không thể hoạt động. Trong đó có 174 công trình hoạt động kém hiệu quả và có 181 công trình không hoạt động. Các công trình này tập trung nhiều tại các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang… Nguyên nhân do công tác quản lý, sử dụng còn nhiều bất cập, nhiều công trình chưa phát huy hiệu quả, bị xuống cấp, bỏ hoang…

Công trình cấp nước sinh hoạt tại thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên không phát huy hiệu quả như thiết kế ban đầu. Ảnh: Lê Hoàn.

Công trình cấp nước sinh hoạt tại thôn Tân Đức, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên không phát huy hiệu quả như thiết kế ban đầu. Ảnh: Lê Hoàn.

Điển hình như công trình cấp nước sinh hoạt thôn Tân Ðức, xã Ðạo Ðức, huyện Vị Xuyên do Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, thuộc Sở NN-PTNT Hà Giang làm chủ đầu tư. Công trình được xây dựng từ tháng 7-2010, đến cuối năm 2012 thì hoàn thành và đưa vào sử dụng, với số vốn đầu tư gần 2 tỷ đồng.

Theo thiết kế, công trình sau khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết nhu cầu nước sinh hoạt cho 99 hộ dân với 342 nhân khẩu thôn Tân Ðức. Công trình gồm ba hạng mục: Ðập đầu mối, bể lắng lọc và hệ thống ống dẫn nước. Ngày mới khánh thành công trình, người dân trong thôn rất vui mừng, kỳ vọng sẽ được sử dụng nguồn nước sạch ổn định lâu dài, hợp vệ sinh.

Năm 2020, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 86%. Đạt được mục tiêu này, tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan, đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công, hoàn thành và bàn giao thêm một số công trình cấp nước sinh hoạt, giúp hàng nghìn hộ dân được sử dụng nước sạch.

Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, công trình không phát huy hiệu quả. Số hộ có nước dùng chỉ chiếm 20% đến 30%. Một số hộ dân đã kiến nghị cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Thế nhưng sau khi sửa chữa, tình trạng cấp nước cũng không cải thiện.

Toàn tỉnh hiện có 794 công trình cấp nước sinh hoạt, trong đó có 698 công trình cấp nước tự chảy, 89 hồ treo và 7 giếng khoan. Các công trình được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 134, 135, vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn…

Để tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng công trình sau đầu tư, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 1883 ngày 18/8/2016 phê duyệt phương án giao quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước tập trung khu vực nông thôn cho UBND xã, thị trấn và Trung tâm Dịch vụ cấp nước và môi trường huyện quản lý.

Đến nay, 100% các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đang hoạt động đều có tổ quản lý vận hành. Một số tổ quản lý công trình bước đầu hoạt động tốt; xây dựng được quy chế và thu phí. Ngoài ra, một số hồ chứa nước tại 4 huyện vùng cao núi đá xây dựng được quy chế và thu phí phục vụ hoạt động quản lý, vận hành, tu sửa công trình.

Xem thêm
Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư 2 dự án dân cư nông thôn

Thái Nguyên chấp thuận nhà đầu tư Dự án Khu dân cư nông thôn số 1 xã Ký Phú và Dự án Điểm dân cư nông thôn số 1 xã Bình Thuận (huyện Đại Từ).

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Trưng bày các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc

Quảng Bình mở một gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP tại Hội Báo toàn quốc 2024.

Bình luận mới nhất