| Hotline: 0983.970.780

Gắn kết Doanh nghiệp với Nông dân

Thứ Sáu 12/09/2014 , 09:30 (GMT+7)

Diện tích cánh đồng lớn (CĐL) SX lúa theo hướng VietGAP được Trung tâm KN-KN Kiên Giang triển khai khoảng 1.500 ha/vụ. 

Mô hình này đã gắn kết giữa doanh nghiệp (DN) cung cấp vật tư nông nghiệp đầu vào với nông dân...

Tham gia CĐL được 2 năm, qua 3 vụ lúa và đang chuẩn bị xuống giống vụ thứ 4, nhiều hộ nông dân ở ấp Xẻo Gia, xã Vĩnh Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận tỏ ra rất phấn khởi với hiệu quả mà chương trình mang lại. Mô hình được xây dựng trên cánh đồng diện tích 97 ha, với 69 hộ nông dân tham gia.

Hộ anh Danh Yên ở ấp Xẻo Gia có 6,3 ha đất canh tác lúa 2 vụ/năm, trong đó 5 ha tham gia CĐL. Anh Yên cho biết: “Vùng này làm lúa hoàn toàn lệ thuộc vào nước trời, nên chủ yếu là gieo sạ trong những tháng mùa mưa.

Trước đây, mạnh nhà nào nhà ấy làm nên rất lọt chọt, người xả nước ra, người thì bơm vào rất khó canh tác. Nhờ có CĐL mà làm ăn mang tính tập thể hơn, gieo sạ đồng loạt, chủ động trong cấp thoát nước cũng như phòng chống dịch bệnh, giảm đáng kể chi phí”.

Nông dân tham gia CĐL ngoài được tham gia các lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật làm lúa theo hướng VietGAP, cung cấp sổ tay ghi chép… còn được Trung tâm hỗ trợ từ 1 - 1,2 triệu đồng/ha. Trong đó, chủ yếu là hỗ trợ mua lúa giống cấp xác nhận, một phần phân bón, thuốc BVTV, chủ yếu là các sản phẩm hữu cơ vi sinh để giảm phân, thuốc hóa học.

Tượng tự, hộ anh Dương Văn Mẫn ở cùng ấp Xẻo Gia có 1,5 ha lúa tham gia CĐL qua 3 vụ lúa đều mang lại hiệu quả cao. Anh Mẫn chia sẻ: “Làm CĐL lúc đầu chưa quen còn thấy khó khăn chứ qua 1 - 2 vụ là nắm vững kỹ thuật, làm đỡ vất vả hơn trước nhiều.

Vì phần lớn các khâu đều được cơ giới hóa, lại làm đồng loạt nên rất thuận tiện cho việc bơm tưới, phun xịt thuốc cũng như thu hoạch. Lại làm cùng giống, cùng quy trình kỹ thuật nên việc tiêu thụ cũng thuận lợi hơn”.

"Qua mô hình, nông dân sẽ trở thành những chuyên gia trên đồng ruộng của mình. Và khi chương trình kết thúc, chính những nông dân này sẽ là “kỹ sư nông nghiệp” để phổ biến kiến thức cho những hộ xung quanh, mở rộng diện tích canh tác theo hướng liên kết", ông Nguyên chia sẻ.

Giống lúa được nông dân làm CĐL ở ấp Xẻo Gia lựa chọn là OM 5451, đây là giống cho chất lượng gạo tốt nhưng có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với điều kiện canh tác mà thủy lợi chủ yếu lệ thuộc vào nước trời.

Theo anh Yên, giống lúa này đạt năng suất khá cao, từ 6 - 7 tấn/ha (tùy vụ), cao hơn so với ngoài mô hình từ 150 - 200 kg/ha. Giá lúa tươi (cắt máy) được thương lái thu mua tại ruộng vụ vừa qua là 5.200 - 5.300 đ/kg. Với mức giá này nông dân lãi ròng từ 45 - 50% sau khi đã trừ mọi chi phí bỏ ra.

Cái lợi dễ thấy nhất đối với nông dân khi tham gia CĐL chính là sự gắn kết của DN. Trong suốt mùa vụ, ngoài cán bộ khuyến nông cơ sở, còn có cán bộ kỹ thuật của các Cty đến hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc lúa, hướng dẫn sử dụng phân, thuốc BVTV an toàn, hiệu quả, tránh lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Các sản phẩm phân bón hữu cơ vi sinh đã đồng hành với chương trình CĐL tại Kiên Giang nhiều năm qua như Dasvila, phân hữu cơ cao cấp Đại Nông…

Ông Trần Thanh Nhanh, Giám đốc Nhà máy Phân bón Đại Nông cho biết, các sản phẩm của nhà máy được nông dân làm CĐL lựa chọn sử dụng là Đại Nông 2, Đại Nông 5 (bón lá) và Đại Nông 4, N999 (bón gốc). Các dòng sản phẩm này đều thuộc nhóm hữu cơ vi sinh, vừa giúp giảm lượng phân hóa học vừa có tác dụng cải tạo đất…

"Ngoài bán trực tiếp với giá ưu đãi cho nông dân, chúng tôi còn tập huấn kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn để nông dân tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, đã giúp bà con giảm được chi phí SX, tăng năng suất và lợi nhuận", ông Nhanh nói.

PGĐ Trung tâm KN-KN Kiên Giang, ông Phù Khí Nguyên cho biết thêm, trong quá trình xây dựng CĐL, trung tâm luôn chú trọng khâu gắn kết “4 nhà”, nhất là giữa DN và nhà nông. Qua đó, giúp nông dân tiếp cận được nguồn vật tư đầu vào đảm bảo chất lượng và mua trực tiếp từ đơn vị SX với rẻ hơn thị trường từ 10 - 15%. Hơn nữa, với việc lựa chọn phân hữu cơ vi sinh để thay thế các sản phẩm hóa học, nhằm giảm chi phí SX, hướng đến một nền nông nghiệp xanh bền vững.

Xem thêm
Trại cầy vòi mốc lớn nhất miền Bắc thu hàng chục tỷ mỗi năm

Gần 20 năm gắn bó với cầy vòi mốc, anh Phạm Văn Hùng ở huyện Lục Nam, Bắc Giang đang thu được hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhờ tâm huyết với loài vật này.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất