| Hotline: 0983.970.780

Từ ruộng vườn đến trường quay

Gắn kết nhà khoa học với nông dân

Thứ Sáu 30/05/2014 , 09:10 (GMT+7)

Chương trình “Đồng hành và chia sẻ” không chỉ cung cấp cho nông dân những kiến thức chỉ có trên sách vở mà còn có những kiến thức thực tiễn.

Trong SX nông nghiệp thì phân bón là vật tư mà nhà nông nhất thiết phải sử dụng nếu như muốn đạt được năng suất cây trồng tối ưu. Phân bón cũng là chi phí mà nhà nông tốn nhiều nhất trong trong SX và thường chiếm từ 30 -50% tổng chi phí.

Vì vậy, việc giúp nhà nông hiểu biết về phân bón, đất đai và các kỹ thuật canh tác nhằm sử dụng phân bón hợp lí, tiết kiệm, không chỉ giúp nhà nông giảm chi phí giá thành mà còn giúp cho SX nông nghiệp đi theo hướng cân bằng sinh thái, giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc giảm sử dụng thuốc BVTV, các hóa chất không cần thiết khác.

Với mong muốn đó, cách nay 5 năm, chương trình “Đồng hành và chia sẻ” do VTV Cần Thơ và Cty CP Phân bón Bình Điền phối hợp thực hiện ra đời. Chương trình đã bám sát với mục tiêu là làm sao giúp nông dân ĐBSCL hiểu rõ về phân bón, đất đai, và ứng dụng vào thực tế tại địa phương.

Đây thực sự là một kênh phổ biến kiến thức cần thiết cho nhà nông, những người ít có điều kiện tiếp cận đến khoa học kỹ thuật, các nghiên cứu khoa học, các ứng dụng mới trên thế giới.

Qua 132 kỳ phát sóng, có thể nói là 132 tiết học bổ ích cho tất cả bà con nông dân, với các diễn giả là những nhà khoa học đầu ngành trong SX tại ĐBSCL gồm GS.TS Mai Văn Quyền, GS.TS Nguyễn Bảo Vệ, GS.TS Võ Thị Gương, PGS.TS Mai Thành Phụng, PGS.TS Trần Văn Hậu, TS Đỗ Trung Bình, TS Nguyễn Đăng Nghĩa, TS Nguyễn Văn Hòa…

Theo đó, tất cả các khái niệm và kỹ thuật có liên quan đến phân bón, đất đai, các mối liên quan giữa dinh dưỡng và sâu bệnh hại; dinh dưỡng và thời tiết đã được các diễn giả, trao đổi và phân tích một cách cặn kẽ để nhà nông hiểu tận tường.

Cái chưa rõ, nhà nông có thể trao đổi với các nhà khoa học qua các buổi cầu truyền hình trực tiếp, từ đó các kiến thức mà trước nay chỉ có các bạn sinh viên mới được học thì nay nhà nông cũng đã biết một cách rành mạch.

Chương trình không chỉ cung cấp cho nông dân những kiến thức chỉ có trên sách vở mà còn có những kiến thức thực tiễn được du nhập từ các nước phát triển trên thế giới, như làm sao giảm được thất thoát đạm và tăng hiệu quả của lân. Việc ứng dụng các hoạt chất đó vào phân bón như thế nào, hoạt động của các chế phẩm đó ra sao?

nh-1092357807
Để tham gia chương trình đầy thú vị, nhà nông cần nhanh tay đăng ký

Để được tham gia chương trình “Từ ruộng vườn đến trường quay” bà con nông dân vùng ĐBSCL hãy nhanh tay viết thư về 2 địa chỉ sau đây, để Ban cố vấn bình chọn:

1 - Ban Thư ký chương trình Đồng hành và chia sẻ (Số 407, đường 30/4, phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ).

2 - Số C12/21 Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.

(Trong thư ghi rõ họ, tên, địa chỉ và điện thoại để Ban Tổ chức liên hệ).

Từ đó, nông dân đã biết các sản phẩm có ứng dụng các hoạt chất đó, như hoạt chất N (n-Butyl) thiophosphoric triamide (Agrotain) - hoạt chất ức chế sự hoạt động của men Urease có trong Đạm vàng Đầu Trâu 46A+ và Maleic & Itaconic Acids (Avail) hoạt chất kiềm chế (cố định) hoạt động của các ion đối kháng trong đất như sắt nhôm có trong DAP-Avail Đầu Trâu.

Chính sự hiểu biết dựa trên cơ sở khoa học, nông dân đã mạnh dạn sử dụng, vừa giúp giảm chi phí, tăng năng suất và gia tăng lợi nhuận.

Trải qua 5 năm phát sóng, những người thực hiện chương trình không bằng lòng với những gì thực hiện, họ đang tiếp tục nỗ lực để giúp nhà nông càng ngày thấm sâu và ứng dụng một cách nhuần nhuyễn các kiến thức đã học, vì thế các tiết mục mới lại tiếp nối để cụ thể hóa hơn các kiến thức mà chương trình đã truyền tải.

Và tiết mục “Từ ruộng vườn đến trường quay” hay nói khác đi “Từ trường quay đến ruộng vườn” lại được thực hiện. Nếu như các kiến thức được nhà khoa học trao đổi trên sóng trực tiếp là các phần lý thuyết thì “từ ruộng vườn đến trường quay” là kiến thức thực tiễn (thực tập) của nhà nông.

Nhà nông sẽ được các nhà khoa học cầm tay chỉ việc và cụ thể từng phần, từng chi tiết (giống như sinh viên học lý thuyết xong thì cần thực tập để biết thực tế kiến thức đó như thế nào). Qua đó, những nhà nông sẽ được nâng cao kiến thức mà đặc biệt là biết cách ứng dụng các kiến thức đã được học.

Chẳng những thế, tiết mục này các nông dân tham gia còn được chương trình tài trợ hoàn toàn chi phí từ giống, phân bón, thuốc BVTV trên diện tích 5.000 m2. Cuối mỗi vụ, chương trình sẽ tổng kết và trao thưởng cho những nông dân áp dụng tốt nhất và có số điểm cao nhất.

Theo các nhà trực tiếp quản lý của chương trình thì số nông dân tham gia chương trình thực tập này sẽ tăng theo từng vụ. Trước mắt vụ ĐX 2013-2014 ban cố vấn sẽ chọn ra 65 nông dân từ 13 tỉnh ĐBSCL, sau đó sẽ tăng lên. Và mong muốn của chương trình là mỗi vụ có khoảng 1.000 nông dân được tham gia thực tập nhằm góp phần vào công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.

Xem thêm
Nghề đón 'lộc trời': [Bài 3] Thời cơ cho vùng nắng gió

UBND tỉnh Tây Ninh vừa ban hành chiến lược phát triển chăn nuôi nói chung, yến nói riêng đến 2030 tầm nhìn 2045, mở ra cơ hội phát triển nghề yến vùng nắng gió này.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Giảm hơn 70% lượng nước nhờ tưới phun tận gốc

Tại các tỉnh Tây Nguyên, rất nhiều diện tích cà phê áp dụng công nghệ tưới phun mưa tận gốc giúp giảm được hơn 70% lượng nước tưới và chi phí nhân công.