| Hotline: 0983.970.780

Gạo lức giúp bớt trầm cảm

Chủ Nhật 12/03/2017 , 07:20 (GMT+7)

Từ một người không biết chữ và bệnh tật rất nhiều vậy mà sau khi ăn gạo lức, dì Đỗ Thị To không những đọc chữ ro ro mà còn khỏe mạnh nữa.

Bất kỳ ai đến xóm gạo lứt thuộc xã Thanh Tuyền, Dầu Tiếng, Bình Dương đều được nghe nhiều câu chuyện thú vị và đầy tình nghĩa của những người thực dưỡng ở đây giúp nhau thoát khỏi bệnh nan y và giải độc khi bị rắn cắn hoặc ong đốt.

Và bất kỳ ai đến đây cũng ghé thăm bà Đỗ Thị To, sinh năm 1954 mà mọi người thường gọi một cách trìu mến là dì Hai. Dì là người cởi mở và yêu đời. Từ một người không biết chữ và bệnh tật rất nhiều vậy mà sau khi ăn gạo lức, dì không những đọc chữ ro ro mà còn khỏe mạnh nữa.

09-06-09_trng-40
Bà Đỗ Thị To
 

Trước đây dì Hai bị trầm cảm, hở van tim, rối loạn thần kinh tim, đau bao tử, sơ gan, sạn thận, phù, đau nhức các khớp chân, viêm đa xoang, viêm lỗ tai, mất ngủ. Các chứng bệnh này hành hạ dì hơn 10 năm. Lúc còn bị trầm cảm, suốt ngày suốt tháng, dì không nói chuyện với ai cả. Bao tử thì đau ngầm ngầm suốt ngày suốt đêm, đau bỏ ăn luôn. Dì mập hơn 60kg, mắt lúc nào cũng đỏ và chân đi không nổi.

Dì nói: “Ban đầu bệnh ít, đi bệnh viện và uống thuốc Tây riết bệnh sinh nhiều hơn. Bệnh khớp đớp tim. Uống thuốc khớp sinh ra bệnh tim”. Thận suy thì tỳ yếu, kết quả là đau bao tử, bao tử có liên quan đến tỳ.”

Dì nói hồi đó thường xuyên đau nhức, đau bụng nên thường tới một tiệm thuốc Tây gần đó để mua thuốc. Có hôm, 4 giờ sáng đã đứng trước cửa tiệm chờ mở cửa. Nay cảm, mai nhức chân. Uống thuốc cảm thì đau khớp. Uống thuốc khớp thì bao tử đau. Uống thuốc bao tử và thuốc khớp sinh ra gan bệnh. Gan bệnh rồi đến thận bệnh. Thận bệnh rồi gây mất ngủ. Suốt đêm đau chỗ này, nhức chỗ kia, trằng cái bụng, đau cái lưng, nhói sang hông, nó làm riết không sao ngủ được. Không ngủ được thì gây ra bệnh tim. Dì thấy bệnh của dì nó chuyển như vậy.

Thời gian dì mất ngủ đi khám, bác sĩ cho uống thuốc ngủ. Khi gần hết thuốc dì nhờ anh rể đang làm bác sĩ ở Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương mua dùm loại thuốc ngủ đó. Anh rể bảo không nên uống thuốc này nữa vì thuốc này quá mạnh, uống nhiều sẽ bị liệt chân tay và ảnh hưởng tới não. Nghe vậy dì không uống nữa và chuyển sang thuốc nam. Uống thuốc nam giữ nước trong người, một ngày uống 3-4 chén, làm bụng bự và gây phù. Do thận yếu nên dì ăn một miếng tiêu thì mặt phù lên ngay.

Năm 1999, dì được anh Trần Thanh Phong giới thiệu phương pháp thực dưỡng và tặng hai quyển sách về thực dưỡng. Dì không đọc được chữ nên tặng chúng lại cho người khác. Lúc đó, anh Phong không biết dì Hai không đọc được chữ. Anh Phong là người đầu tiên mang thực dưỡng về làng này và cũng là người đầu tiên ăn gạo lức của làng này. Sau gần 1 năm biết thực dưỡng mà bệnh tình của dì không thuyên giảm vì dì không ăn theo triệt để.

Đến tháng 2 năm 2000, dì quyết tâm ăn theo nghiêm túc. Dì ăn số 7 (chỉ ăn gạo lức với muối mè) trong 100 ngày. Không một ngày lơ là, dì sợ bệnh quá rồi. Đồng thời dì sử dụng các trợ phương như áp nước gừng, dán cao khai sọ. Sau 100 ngày ăn số 7 dì thấy các chứng bệnh hầu như biến đi đâu mất. Dì rất vui mừng và càng tin vào hạt hạt gạo lức. Dì nói: “Hạt gạo lức thấy đơn giản nhưng kỳ diệu lắm. Nó giúp phục hồi sức khỏe rất nhanh. Không có món quà nào bằng món quà được phục hồi sức khỏe”.

Sau thời gian số 7 này, các phản ứng thải độc của cơ thể bắt đầu xảy ra. Thông thường những người khác phản ứng thải độc xảy ra trong lúc ăn số 7 hoặc thời gian đầu ăn gạo lức nhưng đối với dì, nó xảy ra sau thời gian dì ăn số 7 và lặp lại trong 6 năm liền. Cứ vài tháng nó xảy ra một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 3-10 ngày và làm dì buồn ngủ, tê nhức, mỏi mệt. Trong đó có hai lần đáng ghi nhớ.

Một lần xảy ra giữa năm 2000 và kéo dài một tuần. Nó làm dì đau bụng dưới quằn quại, thốn hai bên xương sống, hai bên hông, đau không nói được, đứng lên là choáng váng, đi phải vịn giường vịn vách. Lúc đó dì sụt tổng cộng hơn 20 kg. Hàng xóm thấy vậy đến khuyên dì đi khám bệnh. Người này chỉ đến ông bác sĩ này giỏi, người kia chỉ đến ông thầy thuốc Nam kia hay, nhưng dì không để tâm đến. Hàng xóm bắt đầu trách mắng dì rằng người thì ốm nhách, yếu sìu mà chỉ thầy thuốc hay không đi khám. Họ đâu biết rằng ngày xưa dì mập, trắng mà mang nhiều chứng bệnh. Dì nguyện trong lòng sống cũng theo con đường này mà chết cũng theo con đường này.

Lần 2 xảy ra sau 6 năm ăn gạo lức. Nó làm cô đau nhức 3, 4 ngày, rồi cô nhịn ăn luôn. Sau 8 ngày nhịn đói, dì tiểu ra một viên sỏi bằng đầu ngón tay út. Từ khi viên sỏi đi ra khỏi cơ thể, dì hết mỏi tay chân, hết đau bụng, hết đau lưng. Từ đó đến bây giờ không còn đau đớn gì nữa và tất cả bệnh tật được dứt hết.

Sau khi ăn gạo lức một năm, sức khỏe phục hồi, dì bắt đầu học chữ để đọc sách. Dì muốn đọc sách để tìm hiểu về thực dưỡng sâu hơn nhưng dì không biết chữ. Mẹ mất sớm nên dì phải nghỉ học giữa năm lớp một. Dì rủ những đứa trẻ trong xóm đến nhà chơi rồi nhờ bọn trẻ chỉ cho dì học chữ. Ở nhà, dì tìm một miếng thiết, rồi sơn đen, dùng phấn tập viết lên bảng đó như trẻ nít. Khi đi hái hạt điều, người ta nghỉ mệt ngồi chơi, còn dì tranh thủ phả cát và tập viết chữ lên cát. Bà con ngạc nhiên thốt lên dì không đi học mà biết viết chữ nè. Dì nói: “Nhờ ăn gạo lức mà từ một người dốt nát trở nên sáng suốt. Thân mạnh khỏe, tâm vui vẻ, nên ý chí mạnh mẽ và học lẹ lắm.”

Vậy mà giờ đây dì đọc sách rất nhanh, hiểu cũng nhanh. Không những thế mà còn làm thơ nữa. Ai ăn gạo lức muối mè / Ăn rồi hết bệnh như trời sáng trăng.

09-06-09_trng-38
Giờ đây dì Hai đọc sách rất nhanh, hiểu cũng nhanh. Không những thế mà còn làm thơ nữa
 

Dì đúc kết kinh nghiệm bằng những vần thơ:

Ăn ít, không tham

Ăn nhiều sinh bệnh

Bệnh ở trong mình

Bệnh chẳng đâu xa.

Có lần dì hướng dẫn một người hàng xóm ăn gạo lức chữa hết bệnh sơ gan. Lúc đầu khi dì đến nhà, người thân chửi dì như tát nước vào mặt. Lần nào đến cũng bị chửi nhưng dì vẫn đến thăm. Bị chửi, là người khác thì buồn nhưng dì không buồn. Dì ngẫm nghĩ thành một bài thơ:

Ai ăn gạo lức muối mè

Người thân cản trở cũng vì tình thương.

Sợ ăn gạo lức ốm gầy

Không ngờ gạo lức muối mè nuôi ta.

Ai mà đau bệnh ráng ăn

Có tin gạo lức bệnh lành như xưa.

Bệnh lành đâu sợ nắng mưa

Bởi ta hết bệnh nắng mưa không màng.

Dì nói: “Buồn là không được. Không thương, không ghét, không giận, không buồn, không khổ, không sầu. Người ta chửi mà mình buồn là mình còn bệnh.”

Dì sống vui thú giữa miền đồng quê. Dì nói “thích thú lắm khi ngắm cây cỏ, nhìn hoa lá, nói chuyện với hoa, tối đến đốt đèn ngắm nhìn nó.”

Sáng ra nhìn cảnh ngắm hoa

Nhờ ăn gạo lức mà ta bệnh lành.

Cuộc đời như hạt sương mai

Nó đi đi mất có chờ chờ ai.

Dì nói cuộc đời như thế, nên sống vui sống khỏe. Sống theo đúng tinh thần của tiên sinh Ohsawa là sống vui.

Cuộc sống như vậy mới hạnh phúc. Không buồn, không phiền, không oán trách, không sợ thử thách chông gai. Thấy những sự thoải mái của bà con trong làng thực dưỡng nên dì đúc kết ra bài thơ “10 Sự Sống”:

Phải tạo cho ta niềm hạnh phúc

Sống cuộc đời vui vẻ tự do

Sống cho ý nghĩa không lo không buồn

Sống tinh thần không cần vật chất

Sống vui tươi lợi ích cho ta

Sống không bệnh không phiền con cháu

Sống vui vẻ sức khỏe dồi dào

Sống thiên nhiên phải ăn gạo lức

Sống đúng luật phải biết âm dương

Sông bình thường không tham công việc

Sống làm việc phải biết đúng giờ

Ăn ít biết đủ là người dưỡng sinh.

Dì nói ăn ít biết đủ là ăn một lon gạo làm trong ngày được hai lon là đủ, làm đến lon thứ b là dư, trừ những người làm để cho người khác.

Dì bảo “Thơ này nhờ ăn gạo lức tạo thành, chứ không ai dạy cho mình.” Bạn của dì khen dì hay lắm thấy cây cũng làm thơ được, làm nhanh lắm. Dì không những thích làm thơ mà còn mê đọc sách nữa.

Hiện tại dì sống một mình, không chồng không con. Anh em dòng họ, cháu cũng không ở gần. Vậy nhưng dì không thấy buồn bã, cô đơn. Những người không ăn thực dưỡng thường sợ ma, buồn khổ và thương xót bản thân mình neo đơn, quạnh quẽ. Dì sống một mình nên dì đồng cảm với mảnh đời thang thang không nhà trên ti vi thường chiếu. Bạn bè của dì là những người thực hành thực dưỡng trong làng. Thỉnh thoảng những người thực dưỡng ở các tỉnh khác cũng về thăm và đàm đạo với dì và nghe dì chia sẻ kinh nghiệm.

Có lần, một người trong làng bị rắn độc cắn, nước miếng trào ra, miệng đã cứng. Dì và một cô bạn nữa cạy miệng ra, nhét vào cơm của ba trái ô mai muối lâu năm sau đó cho nuốt sống ba tròng đỏ trứng gà có trống. Dì và bạn dì đã cứu được người này thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

Không còn bệnh thì vui sướng lắm nên gặp ai cũng muốn chia sẻ. Ăn thực dưỡng tạo niềm vui là vậy.

(Kiến thức gia đình số 9)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm