| Hotline: 0983.970.780

Gạo lứt bình ổn cường giáp và ung thư vú?

Thứ Bảy 14/10/2017 , 15:20 (GMT+7)

Ca sỹ Thu Hương, sinh năm 1964, thường trú ở Quận Bình Tân (TP.HCM) đã chữa lành cường giáp và ổn định ung thư vú bằng cách ăn gạo lứt theo thực dưỡng.

Ca sỹ Thu Hương bị cường giáp (basedow) từ lúc mười mấy tuổi và định kỳ đi bệnh viện khám bệnh để lấy thuốc về uống. Những lúc trở nặng làm chị mệt, thâm chí run cả hai tay. Bướu càng ngày càng lớn làm cho cổ của chị phình lớn theo thời gian bị bệnh. Mỗi lần ra sân khấu hát, chị đều phải mặc áo cao cổ hoặc quấn khăn để che cái cổ “vĩ đại” của chị lại. Nhiều lần bác sĩ đề nghị chị mổ nhưng chị không muốn. Là ca sỹ, chị sợ mổ sẽ ảnh hưởng xấu đến thanh quản và giọng hát của mình.

Đến năm 2006, bác sỹ khám và bảo chỉ số độc tố trong bướu rất cao nếu không mổ sẽ chuyển sang ung thư. Chị buộc phải đồng ý mổ theo đề nghị của bác sỹ và lịch mổ đã lên sẵn sàng. Trước ngày mổ một ngày, chị gặp thầy Thích Thông Châu, người theo thực dưỡng trên 40 năm và thầy khuyên thử ăn gạo lứt trước xem sao. Nghe ăn gạo lứt có thể hết bệnh, không cần mổ, nên chị rất mừng. Chị quyết định hủy lịch mổ và về ăn gạo lứt.

Trong quá trình điều trị bệnh ở bệnh viện, chị gặp một chị cũng bi bệnh cường giáp và đã mổ. Chị đó khuyên chị không nên mổ. Chị đó bảo chị đó đã mổ bốn lần, mổ nát bét cái cổ, mổ bên này nó lại chạy sang bên kia, nhưnng bệnh tình càng trầm trọng hơn. Một ví dụ nữa là đồng nghiệp của chị cũng đã mổ vì bệnh này và sau khi mổ phải bỏ nghề ca hát vì giọng bị khào khào, không còn như xưa.

Chị về theo hướng dẫn của thầy Thông Châu là ăn 100% gạo lứt với muối mè (ăn số 7), mà không ăn thêm bất kỳ thức ăn nào khác, trong vòng 49 ngày. Ăn đến ngày thứ 10, người cảm thấy mệt mỏi, chị liền gọi điện cho thầy để được hướng dẫn thêm. Đồng thời, thầy giới thiệu chị đến gặp một số người thực dưỡng lâu năm có kinh nghiệm. Sau khi gặp những người này, chị có thêm niềm tin và kiến thức về thực dưỡng nên chị có thêm động lực để ăn số 7 qua 49 ngày. Lúc này, chị ốm lại còn 45 kg, sụt gần 10 kg. Đồng nghiệp thấy chị ốm nên e ngại chị sẽ không hát nổi nhưng chị cảm thấy người khỏe hơn trước và hát còn sung hơn trước.

Chị nói: “Sau 49 ngày ăn gạo lức muối mè, tôi đi tái khám và bác sỹ bảo chỉ số độc tố trong bướu giáp đã hạ xuống gần mức bình thường, không cần phải mổ nữa. Lúc đó, bướu cổ cũng xẹp hẳn, cổ tôi nhỏ trở lại bình thường. Thoát được mổ, tôi mừng lắm. Cách nay vài tuần, tôi đi xét nghiệm các chỉ số cường giáp, bác sĩ bảo các chỉ số (T3, T4) ở mức bình thường”.

Lúc đó chưa tìm hiểu kỹ thực dưỡng nên chị xem gạo lứt như là một vị thuốc trị bệnh và chỉ sử dụng khi có bệnh. Hết bệnh thì thôi, không cần phải ăn nữa. Thấy bệnh đã ổn định và nghe thầy nói ăn 49 ngày do đó chị ăn đúng 49 ngày rồi chị không ăn gạo lứt nữa mà trở lại ăn gạo xát trắng với thức ăn bình thường như trước đó. Chị nói 49 ngày là một cuộc chiến đấu không kém phần cam go với sự thèm ăn của chính mình. Hơn nữa cuộc đời nghệ sỹ thường đưa chị tiếp xúc với nhiều món ăn từ hải sản đến thịt đặc sản nên khó cưỡng lại trước sự cám giỗ của những món ăn này.

Đến giữa năm 2014, phát hiện một cục u trên ngực trái, chị đi khám ở Bệnh Viện Từ Dũ. Bác sỹ ở đây nghi chị bị ung thư và khuyên chị qua Bệnh Viện Ung Bướu khám lại gấp. Chị thần tượng với “thuốc” gạo lứt, nhờ nó mà chị không phải mổ bướu giáp do đó chị trở lại ăn gạo lứt mà không đến Bệnh Viện Ung Bướu.

Chị ăn số 7 như vậy suốt ba tháng liên tục. Chị áp dụng thêm phụ phương áp nước gừng, dán cao khoai sọ lên khối u và uống thêm thuốc Đông y. Người nhà của chị xót ruột và phản đối quyết liệt việc chị không đến bệnh viện để chữa trị trong khi bị nghi là ung thư. Chị cũng đã giải thích với người nhà về việc chị đã chữa lành cường giáp bằng gạo lứt thì có thể chữa lành ung thư nhưng người nhà không đồng ý và luôn tạo áp lực để chị đi bệnh viện.

Đến hết tháng thứ ba ăn số 7, chị phải vào Bệnh Viện Ung Bướu để khám và bác sỹ kết luận chị bị ung thư vú giai đoạn II. Nghe vậy chị cũng hoang mang. Có một điều đáng mừng là khối u của chị không thay đổi, vẫn là 2cm như hồi khám ở Bệnh Viện Từ Dũ. Trong khi đi khám bệnh ngày hôm đó, chị quen một người cũng bị khối u ngực như chị.

Sau ba tháng chị đó điều trị bằng thuốc nam, khối u tăng từ 2cm lên đến 18cm. Chị biết rằng nhờ ăn gạo lứt mà khối u không lớn thêm và không bị di căn. Nhưng vì do áp lực của gia đình, chị đành phải chấp nhận mổ và điều trị bằng hóa trị và xạ trị theo phát đồ của bệnh viện. Sau liệu trình điều trị của bệnh viện chị về nhà ăn chay trường luôn, bỏ hẳn ăn thịt cá. Chị thực hiện tái khám định kỳ 6 tháng một lần.

Trong thời gian ăn chay, chỉ số ung thư vú CA 15-3 thường dao động từ 15 đến 22; chỉ số ung thư tái phát ở mức bằng hoặc lớn hơn 28. Cách nay gần một năm, chị trở lại ăn số 7 hơn một tháng, sau đó ăn ra với một ít rau củ sạch cho tới nay. Lần đi tái khám vừa rồi cách nay gần 2 tháng, chỉ số ung thư vú CA 15-3 của chị hạ xuống còn 6.59. Chị rất mừng và chị quyết định từ nay về sau không bỏ gạo lứt nữa. Hiện tại chồng và con chị đều bỏ gạo xát trắng và ăn gạo lứt theo chị nhưng ăn với thịt cá bình thường. Gia đình không còn chống đối nữa.

Chị tiếc là nếu lúc trước tinh thần chị vững vàng, nếu không bị tác động của gia đình và nếu vẫn tiếp tục ăn gạo lứt vài tháng nữa, thì chắc chắn chị không phải mổ, không phải hóa trị và xạ trị. Mỗi lần hóa trị là người mệt vô cùng và kiệt sức, đến 10 ngày sau mới khỏe lại. Chị nói có người chịu không nổi hóa trị đến nỗi mất mạng luôn. Chị hỏi cô y tá sao thuốc mà làm người mệt dữ vậy. Cô y tá bảo đó là một loại thuốc độc chứ không phải thuốc bình thường. Chị nói một cách cương quyết rằng: “Lỡ có tái phát thì tôi không bao giờ hóa trị nữa. Tôi may mắn gặp được thực dưỡng mới giữ được mạng sống cho đến bây giờ. Một người bạn của tôi phát hiện ung thư vú sau tôi mà đã chết rồi. Một ví dụ nữa là người mổ cùng ngày với tôi bây giờ đã di căn chỗ khác và khó giữ mạng sống”.

Ca sỹ Thu Hương cũng đã truyền được ngọn lửa thực dưỡng đến người thân. Chị ruột của ca sỹ Thu Hương là chị Nguyễn Thị Tuyết, cũng ở Bình Tân, đã ăn gạo lức theo thực dưỡng gần một năm rồi. Chị Tuyết đã ổn định được bệnh viêm khớp mãn tính, tăng huyết áp và đầu lưỡi bị thâm đen.

Chị Tuyết là người ăn chay và ngày nào cũng ăn nấm. Con gái của chị Tuyết đang làm việc cho Thực Dưỡng Khai Minh nên hiểu rõ thực dưỡng và hiểu rõ một số món ăn. Con gái biết nấm có chứa độc tố không tốt cho sức khỏe và khuyên chị không nên ăn nấm nữa. Con gái cũng khuyên chị nên ăn gạo lứt. Ban đầu, chị Tuyết ăn gạo lứt với rau củ khoảng 2 tháng. Lúc này chị đang điều trị bệnh viêm khớp và tăng huyết áp tại Viện Y Dược Học Dân Tộc TP.HCM. Một hôm đi chợ về, bệnh viêm khớp trở nặng, gây đau đến nỗi đi không được. Trước đây thỉnh thoảng chị cũng bị như thế. Chị bị đau nhức khớp hơn mười năm rồi. Chị nghĩ sao lại nặng thêm như thế này, thôi thì ăn Số 7 thử xem. Chị bắt tay vào ăn số 7.

Đồng thời lúc đó, đầu lưỡi (khoảng 1/3 lưỡi) của chị Tuyết bị những quầng thâm đen nhưng không đau do đó chị không chú trọng điều trị nó và không khai báo với thầy thuốc. Lưỡi chị bị triệu chứng này khoảng một năm trước. Chị nói: “Tôi ăn số 7 hơn một tháng thì hình như bị xổ độc nên đầu lưỡi gây đau và lở ra. Tôi vẫn không đi khám bệnh mà tiếp tục ăn số 7. Hiện giờ, đầu lưỡi của tôi đã lành và những quầng thâm đen biến mất nhường chỗ cho màu trắng hồng. Trong thời gian xổ độc, tôi bị tụt huyết áp trong ba, bốn ngày, làm cơ thể mệt mỏi và đuối sức. Trong khi đó tôi đang mang trong mình căn bệnh tăng huyết áp. Người nhà lo lắng cho tôi vì tụt huyết áp rất nguy hiểm. Tôi vẫn kiên trì ăn số 7 và huyết áp tăng lên về lại mức bình thường. Bây giờ huyết áp của tôi đã ổn định ở chỉ số 120/70. Tôi ăn số 7 được 4 tháng và thấy sức khỏe ổn định nên tôi dần dần ăn ra cho đến bây giờ. Tôi sẽ theo thực dưỡng để không bị bệnh tật và làm khổ con cháu khi về già”.

(Kiến thức gia đình số 40)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm