| Hotline: 0983.970.780

Gạo lứt chữa hết u não

Thứ Bảy 22/07/2017 , 14:40 (GMT+7)

Chị Nguyễn Thị Diễm đã chữa hết bệnh u não nhờ ăn gạo lứt theo thực dưỡng. Chị Diễm sinh năm 1958 và sinh sống ở Quận 8, TP Hồ Chí Minh từ nhỏ cho tới giờ.

09-48-38_trng_39
Chị Nguyễn Thị Diễm

Khoảng giữa năm 2009, chị bị nhức đầu, nhức không chịu nổi, mắt mờ dần. Chị vào Bệnh Viện Chợ Rẫy khám và phát hiện bị u não. Bốn tháng chữa trị ở khoa ung bướu của bệnh viện này nhưng bệnh tình càng ngày càng nặng thêm. Do đó Chợ Rẫy chuyển chị sang Bệnh Viện Ung Bướu để xạ trị. Biết bệnh tình nghiêm trọng, chị buồn chán, tinh thần suy sụp, thất chí. Một phần lúc đó, chị không còn tiền để chữa trị.

Chị về nhà chứ không qua Bệnh Viện Ung Bướu. Chị không uống thuốc nữa vì hết tiền nên người bắt đầu vật vã, đau đớn, tay chân tê, mắt không thấy đường. Chị cũng ráng mua thịt cá về ăn để bồi dưỡng cơ thể để sống được ngày nào hay ngày đó. Bạn bè, hàng xóm đi thăm bằng sữa chị cố gắng uống để có sức. Chị đã buông xuôi cho số phận. Sức khỏe xuống rất nhanh trong vài ngày, chị đi không nổi, chân tay không nhấc lên được.

Chị nằm bẹp một chỗ, đi vệ sinh tại chỗ. Những bạn đạo đến thăm và nghĩ rằng chị không thể kéo dài sự sống. Họ hỏi tên đầy đủ và tuổi của chị để về chùa cầu an cho chị. Chị hiểu được tình cảnh này. Chị nói với người em trai nếu chị mất thì đem xác chị vào chùa để làm đám tang. Người em thương chị, không chịu theo ý của chị và thuyết phục chị về nhà mình để tiện việc săn sóc và lo hậu sự. Chị không có chồng con và ở vậy một mình bấy lâu nay.

Trong lúc chuẩn bị đưa chị về nhà em trai thì một người bạn của em trai kể cho chị nghe rằng người bạn đã tự chữa lành khối u ở cẳng tay bằng cách ăn gạo lứt. Người em bạn này vừa nói vừa chỉ vào chỗ cánh tay của mình bị khối u mà giờ đây không còn nữa. Em bạn nói thêm khối u của em ở tay, còn khối u của chị ở trên đầu thì em không biết như thế nào. Lúc đó chị liền nhớ lại câu chuyện gạo lứt chị được nghe trên xe lam khi chị khoảng 15 tuổi trên đường đi học. Một cụ bà có gương mặt sáng sủa bước lên xem lam một cách nhanh nhẹn. Một số người trên xe thấy vậy hỏi sao cụ khỏe vậy, cụ không đi với con cháu à, cụ bao nhiêu tuổi rồi. Cụ bà trả lời được như vầy là nhờ ăn gạo lứt muối mè đó. Chị còn nhớ rõ câu nói của cụ là cụ đã 82 tuổi.

Câu chuyện như một thước phim hiện về rồi ráp lại với câu chuyện hết bướu của người em bạn thật là khớp. Chị nói không hiểu tại sao lúc đó chị lại tin gạo lứt sẽ chữa lành bệnh và chị quyết định ăn gạo lứt muối mè ngay. Chị nhờ em trai đi mua gạo lứt. Đó là một ngày của tháng 2 năm 2010. Nghe vậy em trai mừng quá và mua luôn 10 kg gạo lứt mang về cho chị trong ngày hôm đó. Người em bạn nấu cơm lứt và hướng dẫn chị ăn. Chị nhai cơm lứt bình thường như cơm trắng, không nhai kỹ cho tới khi thành nước mới nuốt vì chị chưa biết về thực dưỡng.

Chị nói: “Tui ăn 100% gạo lức với muối mè (ăn Số 7). Vậy mà sau ba ngày tui ngồi dậy được và đi được, đau đầu giảm đi rất nhiều, mắt sáng hơn. Kết thúc 2 tuần nằm một chỗ”. Chỉ cần trong ngày đầu tiên mà tình trạng đau đầu của chị cải thiện rõ rệt. Lúc đó, chị cảm thấy trong đầu hình như có những đàn kiến vừa bò vừa cắn vào da thịt nhưng bò lên đến trên mang tai là dừng lại, không lên đến đỉnh đầu như những ngày trước. Điều này càng củng cố lòng tin của chị vào hạt gạo lứt. Khoảng một tuần sau, đau đầu không còn nữa, đầu óc tỉnh táo.

Đến ngày thứ 10, chị lại bị đau bao tử, đau xanh xương luôn. Chị nghĩ sao ông trời cho chị sống rồi giờ lại cho chị đau bao tử như thế này, khổ quá. Bắt đầu chị nghĩ tiêu cực chẳng lẽ nó di căn vào bao tử. Chị không biết rằng đây là phản ứng thải độc, thải bệnh. Trong cái rủi có cái may, chị được giới thiệu gặp cô Tâm, chủ cửa hàng thực dưỡng Minh Tâm Hạnh Ngộ. Cô Tâm hướng dẫn và chăm sóc cô rất chu đáo như người thân. Vừa gặp, cô Tâm hỏi sao mặt chị xanh dữ vậy. Chỉ trả lời chị đang bị đau bao tử mấy ngày rồi. Cô Tâm nói chị đã theo thực dưỡng rồi thì không sao, đã có phương thuốc này hay lắm.

Cô Tâm cho chị ngậm bột dentie 15 phút rồi nuốt từ từ. Sau đó cô khuấy chín bột sắn dây với tương tamari cho ăn tiếp. Ăn hết một chén bột sắn dây chị không còn thấy đau bụng nữa. Chị la lên “hết đau thiệt rồi cô Tâm, hết thiệt rồi”. Cô Tâm bảo nhìn mặt chị là biết hết đau rồi. Lúc mới vào mặt chị nhăn nhó giờ đây chị cười tươi. Về nhà vài ngày sau thì chứng đau bao tử không còn tái lại nữa cho đến bây giờ gần 8 năm. Cô Tâm hướng dẫn chị rất nhiều thứ. Bây giờ ngồi kể lại câu chuyện này chị biết ơn cô Tâm rất nhiều vì sự chăm sóc nhiệt tình và động viên. Hàng ngày cô tâm đến nhà chị dùng ngải cứu hơ và bấm huyệt trên đầu cho chị. Cô Tâm làm một cách tình nguyện và không nhận tiền công.

Sau một thời gian khoảng 4 tháng, chị đi khám lại thì khối u chỉ còn 2mm. Bác sỹ nói khối u này nhỏ, không sao cả. Trước đây đường kính của khối u này là 17mm. Chị rất mừng và chị biết ăn Số 7 đã giúp chị chữa được bệnh này vì thế chị tiếp tục ăn Số 7 cho tròn 6 tháng. Từ đó đến nay chị không hề đi khám lại vì chị tự tin với sức khỏe của chị. Bạn bè chị cũng rất vui khi biết tin này nhất là cô Tâm đã nhảy cẩng lên vỗ tay vui mừng.

Hết đau đau bao tử, chị liền bị đau sau lưng, chỗ vùng phổi kèm theo hai tay cũng bị đau khi nhấc lên hoặc thực hiện động tác làm căng vùng lưng. Tình trạng này kéo dài khoảng hai tuần. Thực dưỡng gọi đây là phản ứng thải độc để chữa bệnh trước đây chưa chữa hết tận gốc. Khi còn là thanh niên, chị bị lủng phổi do hít hóa chất khi làm việc. Chị phải mất chín tháng để trị lành bệnh phổi này bằng lá thuốc nam mà không để lại vết sẹo khi chụp hình phổi. Từ 30 năm nay bệnh phổi của chị không tái phát lại lần nào nhưng nó chưa hết tận gốc nên cơ thể phản ứng như vậy.

Trong khi phản ứng thải độc của bệnh phổi chưa chấm dứt, chị còn bị rỉ máu ở mũi và ở tai trong hai ngày. Mũi thì giống như chảy máy cam, còn tai thì se bông gòn vào mới thấy dính máu. Chị lại lo lắng và buồn nữa “Sao ông trời lại cho mình hết bệnh này đến bệnh khác”. Sau này chị mới hiểu hiện tượng chảy máu này là do u não thải bệnh.

Chị đã trải qua các phản ứng thải độc, thải bệnh trong 4 tháng đầu ăn Số 7. Sau thời gian thải độc, đầu óc chị sáng hẳn ra, mắt sáng trở lại, đi đứng vững vàng. Chị hiểu rằng trong khi ăn thực dưỡng thì trong người có bệnh gì mà chưa chữa lành tận gốc thì nó sẽ biểu hiện trở lại và sau đó hết hẳn luôn.

Sau 6 tháng ăn Số 7, bệnh tình của chị đã ổn định và cảm thấy cơ thể khỏe mạnh nhưng chưa tìm hiểu nhiều về thực dưỡng nên ăn vi phạm vào những thức ăn cấm kị, thức ăn Âm, nào ăn dưa hấu, ăn 2 trái xoài một ngày, nào uống cà phê đá. Một thời gian không lâu sau đó, có một cục u nổi lên trên da đầu chị. Thấy vậy sợ quá, chị ăn lại Số 7 sau một thời gian cục u biến mất. Kể từ đó chị ăn uống nghiệm ngặt theo thực dưỡng. Chị cũng ăn chay hoàn toàn từ lúc ăn gạo lứt.

Chị đã hướng dẫn một người bạn chữa lành ung thư bao tử bằng ăn Số 7. Người bạn đã chữa bằng hóa và xạ trị nhưng không tuyên giảm và bệnh viện trả về cùng với tiên liệu sống được khoảng 4 tháng. Trước đó chị có khuyên nên ăn gạo lứt nhưng gia đình người bạn không đồng ý. Khi chị nghe tin bệnh viện trả người bạn về, chị đến nhà ngay và thuyết phục gia đình người bạn “còn nước còn tát”. Người chồng và người bạn đồng ý ăn Số 7 để chữa trị. Chị hướng dẫn uống thêm bột sắn dây nóng khuấy chín với tương tamari liên tục hằng ngày. Một hôm, người bạn đau bụng nhiều hơn, đau dữ dội, người nhà định đưa đi cấp cứu nhưng chị bảo cứ nấu bột sắn dây với tương tamari cho uống. Ngay sau khi uống, người bạn ói ra máu, ói cả chậu. Khi hết ói là hết đau bụng luôn và không cần phải đi cấp cứu. Ói ra máu là hiện tượng thải độc của chứng ung thư bao tử. Bây giờ, người bạn không còn ung thư bao tử nữa và vẫn sống, được 5 năm rồi. Từ đó, mấy người con của người bạn gọi chị bằng “má” luôn như để tri ân chị.

Chị khuyên chúng ta nên ăn theo thực dưỡng để phòng bệnh chứ để bệnh xảy ra rồi thì mất nhiều tiền của và công sức, đôi khi không thể cứu chữa được.

(Kiến thức gia đình số 28)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm