| Hotline: 0983.970.780

Vụ án oan lớn nhất tỉnh Thái Bình, bao giờ kết thúc?

Gập ghềnh con đường đòi bồi thường oan sai

Thứ Tư 05/08/2015 , 06:15 (GMT+7)

Đó là vụ án ông Lương Ngọc Phi, giám đốc Công ty Khai thác Chế biến Nông hải sản Xuất khẩu Hòa Bình bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam.


Sau khi ra tù, ông Lương Ngọc Phi gây dựng lại DN từ hai bàn tay trắng

Ngày 1/5/1998, ông Lương Ngọc Phi, giám đốc Công ty Khai thác Chế biến Nông hải sản Xuất khẩu Hòa Bình (Cty Hòa Bình) có trụ sở tại TP Thái Bình, bị cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam vì hai hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và “Trốn thuế”. Con dấu của Cty Hòa Bình bị tịch thu.

Ông Phi bị quy hai hành vi trên khi thời hạn trả nợ ngân hàng của Cty Hòa Bình chưa đến, tài sản của Cty thế chấp cho ngân hàng để vay tiền lớn hơn số nợ. Một khối lượng lớn hàng hóa đã sơ chế xong, chuẩn bị xuất sang Nhật Bản theo hợp đồng.

Cùng với việc bắt ông Lương Ngọc Phi, cơ quan CSĐT công an tỉnh Thái Bình còn niêm phong toàn bộ tài sản của Cty Hòa Bình như ô tô 4 chỗ ngồi; 307 kg hạt vừng giống Nhật Bản; 31.830 kg kê giống Nhật Bản; 280.920 kg hạt ý dĩ đã sơ chế chuẩn bị xuất khẩu; 504.893.000 đồng tại công ty.

Và tuy vụ án chưa được đưa ra xét xử, tức là chưa có số phận của những tài sản bị kê biên đó, nhưng Công an Thái Bình vẫn tịch thu số tiến 504.893.000 đồng và tổ chức phát mại toàn bộ số tài sản trên với giá rẻ mạt, như kê giống Nhật Bản có giá nhập về đến Việt Nam là 150.000 đồng/kg (tiền năm 1998) chỉ được bán với giá 900 đồng/kg.

Vụ án trên còn làm hàng ngàn nông dân Thái Bình thiệt hại nặng nề, vì theo hợp đồng với Cty Hòa Bình, thì hàng ngàn hộ dân trong 27 HTXNN trong tỉnh đã trồng kê (Cty Hòa Bình đã đầu tư bằng cách ứng vốn, phân bón và thuốc BVTV cho nông dân) rồi được Cty bao tiêu với giá 3.000 đồng/kg (tiền năm 1998).

Nay giám đốc bị bắt, 2.000 tấn kê đã thu hoạch không biết bán đi đâu. Mãi sau UBND tỉnh Thái Bình mới chỉ đạo một DN khác mua số kê đó cho nông dân với giá 2.300 đồng/kg. Tính ra, nông dân của 27 HTXNN đó bị thiệt hại 1,4 tỷ đồng.

Ngày 27/4/1999, VKSND tỉnh Thái Bình ra cáo trạng truy tố ông Lương Ngọc Phi ra TAND tỉnh Thái Bình với hai hành vi trên.

Ngày 28, 29/9/1999, TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa Hình sự sơ thẩm xét xử vụ án trên. Bản án số 172/1999/HSST của TAND tỉnh Thái Bình tuyên phạt ông Lương Ngọc Phi 14 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và 3 năm tù về tội “Trốn thuế”, tổng hợp hình phạt là 17 năm tù. Ông Lương Ngọc Phi chống án.

Ngày 25, 26/4/2000, tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã mở phiên tòa để phúc thẩm vụ án trên. Bản án số 712/2000/HSPT của tòa Phúc thẩm TANDTC tuyên: Ông Lương Ngọc Phi không phạm tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”. Hủy một phần bản án số 172/1999/HSST của TAND tỉnh Thái Bình đối với ông Lương Ngọc Phi về tội “Trốn thuế”, tiếp tục giam giữ ông Phi cho đến khi cơ quan điều tra thụ lý lại vụ án.

Ngày 30/3/2001 ông Lương Ngọc Phi được trả tự do sau 35 tháng bị giam giữ. Ngày 16/10/2006, VKSND tỉnh Thái Bình ra quyết định đình chỉ vụ án đối với ông Lương Ngọc Phi, vì “hành vi trốn thuế của ông Lương Ngọc Phi không cấu thành tội phạm”.

Đây có thể nói là vụ án oan lớn nhất của tỉnh lúa từ trước tới nay. Do bị oan nên ông Lương Ngọc Phi có đơn yêu cầu TAND tỉnh Thái Bình, cơ quan gây oan cho ông, phải bồi thường. TAND tỉnh Thái Bình đã tổ chức xin lỗi công khai đối với ông Lương Ngọc Phi tại trụ sở UBND xã Bình Minh, huyện Kiến Xương (là quê ông) theo luật định.

Và do thương lượng không thành, nên ông Lương Ngọc Phi khởi kiện TAND tỉnh Thái Bình ra TAND TP Thái Bình, yêu cầu TAND TP Thái Bình tuyên buộc TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông các khoản thiệt hại về số ngày bị giam oan, số ngày tại ngoại, tiền thiệt hại do bị tổn thất về sức khỏe, tiền thuốc men và tiền thu nhập thực tế bị mất.

Ngày 21/7/2009, TAND TP Thái Bình đã mở phiên tòa xét xử vụ kiện trên. Bản án số 04/2009/DSST của TAND TP Thái Bình tuyên buộc TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi số tiền 666.080.000 đồng về các khoản trên. Bản án đã được thi hành xong.

Riêng khoản tiền thiệt hại về tài sản của Cty Hòa Bình bị kê biên, phát mại, được tách ra thành một vụ kiện riêng, ông Lương Ngọc Phi tiếp tục khởi kiện Công an tỉnh Thái Bình và TAND tỉnh Thái Bình ra TAND TP Thái Bình, yêu cầu TAND TP Thái Bình tuyên buộc hai cơ quan trên phải bồi thường cho ông về hai khoản: Thiệt hại thực tế và thiệt hại do không khai thác được tài sản.

Thiệt hại thực tế gồm 1 xe ô tô 4 chỗ; 280.920 kg hạt ý dĩ; 307 kg hạt vừng giống Nhật Bản; 31.830 kg kê giống Nhật Bản; cao bản kê hàng hóa tại tổng kho ý dĩ Long Khánh, Đồng Nai; bạt che hàng tại kho Long Khánh; lãi suất của 504.893.000 đồng bị tịch thu; tiền công của 2 người coi kho Long Khánh; lương của 12 thành viên công ty bị mất việc do con dấu bị công an thu giữ, công ty không hoạt động được.

Tổng thiệt hại thực tế là 26.386.050.000 đồng. Thiệt hại do không khai thác được tài sản là 27.781.585.000 đồng. Tổng 2 khoản là 54.149.635.000 đồng. TAND tỉnh Thái Bình và công an tỉnh Thái Bình mỗi cơ quan phải bồi thường một nửa, là 27.074.585.000 đồng.

Ngày 26/8/2013, TAND TP Thái Bình đưa vụ kiện trên ra xét xử. Bản án số 04/2013/DSST của TAND TP Thái Bình tuyên: Buộc TAND tỉnh Thái Bình phải bồi thường cho ông Lương Ngọc Phi số tiền 21.455.911.000 đồng là tiền thiệt hại về tài sản do bị kê biên, phát mại; bác yêu cầu của ông Lương Ngọc Phi về các khoản thiệt hại do không khai thác được tài sản, với số tiền 27.781.585.000 đồng; bác yêu cầu của ông Lương Ngọc Phi đòi Công an tỉnh Thái Bình bồi thường số tiền 27.074.817.000 đồng; đình chỉ việc giải quyết phần yêu cầu của ông Lương Ngọc Phi về việc phát mại ngôi nhà số 28, tổ 16, phường Quang Trung, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình thế chấp tại Ngân hàng Công thương Thái Bình và khoản đầu tư xuống các HTXNN trong tỉnh.

Do các bên không chống án nên bản án số 04/2013/DSST của TAND TP Thái Bình có hiệu lực pháp luật. Ngày 2/10/2013, TAND tỉnh Thái Bình có công văn số 36/BC-TA, đề nghị TANDTC thẩm định lại bản án số 04/2013/DSST nói trên của TAND TP Thái Bình.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.