| Hotline: 0983.970.780

Gặp khó vì doanh nghiệp nợ xi măng

Thứ Năm 27/03/2014 , 09:44 (GMT+7)

Lợi dụng sự ưu ái của tỉnh cộng với sự nôn nóng của cán bộ địa phương, Cty Xi măng Hà Giang thu trước hơn 4 tỉ đồng, song đến nay mất khả năng chi trả sản phẩm.

Là doanh nghiệp (DN) mũi nhọn của tỉnh Hà Giang nên trong quá trình xây dựng NTM, Cty CP Xi măng Hà Giang được tỉnh tạo điều kiện bao tiêu 100% đầu ra. Lợi dụng sự ưu ái của tỉnh cộng với sự nôn nóng của cán bộ địa phương, Cty Xi măng Hà Giang thu trước hơn 4 tỉ đồng, song đến nay mất khả năng chi trả sản phẩm.

NÔN NÓNG

Trong những năm qua, nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh cộng với phong trào thi đua giữa các huyện, các xã, tỉnh Hà Giang gặt hái rất nhiều thành công lớn trong xây dựng NTM, đặc biệt là công tác tuyên truyền và cấp xi măng cho người dân xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.

Tuy nhiên, khi phong trào thi đua không được điều chỉnh, định hướng kịp thời cộng với sự nôn nóng của cán bộ một số địa phương dẫn tới việc chạy đua theo thành tích. Rất nhiều lãnh đạo xã đã đồng ý cùng Cty CP Xi măng Hà Giang lập hồ sơ, chứng từ và bàn giao tiền khi chưa nhận được tấn xi măng nào.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bế Xuân Đại, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Hà Giang, cho biết, theo Nghị quyết số 74 và Quyết định số 1676 của Tỉnh ủy và UBND tỉnh Hà Giang, địa phương chủ yếu hỗ trợ xi măng để người dân tiến hành xây dựng NTM.

Từ chủ trương muốn hỗ trợ DN trong tỉnh, tỉnh Hà Giang phối hợp với Cty CP Xi măng Hà Giang bằng việc bao tiêu 100% đầu ra (khoảng 70.000 tấn/năm).

"Sau khi được tỉnh đồng ý, Cty CP Xi măng Hà Giang trực tiếp xuống các huyện, xã ép các địa phương phải trả trước toàn bộ tiền mới giảm giá 10%. Do nôn nóng muốn có xi măng để xây dựng cộng với không nắm rõ các nguyên tắc về quản lí tài chính nên lãnh đạo các xã, thậm chí có cả lãnh đạo huyện đã cùng Cty CP Xi măng Hà Giang lập khống chứng từ trước rồi nhận hàng sau để rút tiền ngân sách.

11-24-57_1Ông Bế Xuân Đại: Việc gì cần thiết thì phải làm trước

Nay nội bộ Cty CP Xi măng Hà Giang gặp trục trặc, Cty tạm ngưng hoạt động nên mất khả năng chi trả, hiện còn nợ hơn 3.000 tấn xi măng, tương đương trên 4 tỉ đồng”, ông Đại cảnh báo.

Trong số hơn 3.000 tấn còn nợ, cụ thể Cty CP Xi măng Hà Giang nợ huyện Quản Bạ 308,6 tấn; Đồng Văn 583,15 tấn; Vị Xuyên 1.598,63 tấn; TP.Hà Giang 979,58 tấn.

Được biết, UBND tỉnh Hà Giang đã có nhiều cuộc họp để giải quyết vấn đề này và yêu cầu Cty CP Xi măng Hà Giang phải có trách nhiệm cung ứng đầy đủ cho các xã, các huyện số xi măng còn nợ trước ngày 30/4/2014, đồng thời phải có trách nhiệm hoàn trả số kinh phí chênh lệch giá xi măng do nhà máy chậm giao hàng làm cho các địa phương phải đi mua nơi khác để hoàn thiện công trình. 

CHUYỂN TỪ ĐIỂM SANG DIỆN

Sau bài học kinh nghiệm được rút ra từ việc hợp tác với Cty CP Xi măng Hà Giang cộng với quá trình triển khai xây dựng NTM theo mô hình thôn, xã điểm nhận thấy có nhiều điểm bất hợp lý nên bắt đầu từ năm 2014, tỉnh Hà Giang thay đổi cách tiến hành xây dựng NTM từ điểm sang diện.

Giải thích việc thay đổi này, ông Bế Xuân Đại chia sẻ: Ở Hà Giang có những thôn, xã hiện nay chưa có điện, đường, trường trạm nhưng không thuộc diện thôn, xã điểm nên chưa được đầu tư. Trong khi đó, khi tiến hành xây dựng mô hình điểm thường các địa phương chọn những nơi ở mức khá trở lên nên xảy ra nghịch lí “chỗ ăn không hết chỗ lần chẳng ra".

Trao đổi với chúng tôi, ông Vũ Duy Quân, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Xi măng Hà Giang, cho biết: Hiện tòa án đã kết luận vụ kiện liên quan đến Cty CP Xi măng Hà Giang. Tuy nhiên, do con dấu của Cty đang bị Công an tỉnh Hà Giang giữ nên mọi hoạt động SX không thể tiến hành được.
Ông Quân cam kết, từ nay đến tháng 6/2014 sẽ trả hết số xi măng đang nợ các địa phương.

“Nhân đây tôi tâm sự thật rằng, có xã điểm ở Hà Giang hoàn thành trên 15 tiêu chí rồi. Trong các hạng mục có nhà văn hóa, được đầu tư mấy tỉ đồng rộng mênh mông, song một năm chỉ dùng đến vài ba lần. Tất nhiên, có thể bây giờ nhà văn hóa kiên cố chưa cần thiết lắm, nhưng sau này chắc sẽ cần.

Cái tôi muốn đề cập đến ở đây là trong quá trình xây dựng NTM, cái gì cần thiết phải làm trước, đặc biệt là những công trình, tiêu chí phục vụ việc phát triển SX, nâng cao đời sống người dân. Nếu đem mấy tỉ xây nhà văn hóa kia đi đầu tư đường điện hoặc trường học cho các thôn, xã đặc biệt khó khăn trước có phải thiết thực hơn không? Sau này khi có điều kiện, chúng ta xây nhà văn hóa sau", ông Bế Xuân Đại cho hay.

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình NTM Hà Giang, với 131 tỉ đồng tiền trái phiếu Chính phủ, từ năm 2014 - 2015 tỉnh Hà Giang tập trung vào thực hiện các hạng mục nằm trong bộ tiêu chí xây dựng NTM là giao thông nông thôn gồm: Đường liên xã, trục thôn xã, đường liên thôn… Các tiêu chí, phong trào khác như “Nhà sạch vườn đẹp” chuyển giao để người dân trực tiếp làm. Để rút kinh nghiệm, toàn tỉnh vẫn chọn 1 xã điểm để triển khai là Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, còn lại tất cả các xã đều triển khai theo diện rộng.

Cũng bắt đầu từ năm 2014, tỉnh Hà Giang ban hành quy chế phát triển địa phương, qua đó người dân tự bàn và quyết định mô hình phát triển của thôn bản mình. Tỉnh tạo cơ chế đặc biệt cho các thôn tự nhận công trình để làm. Số tiền công có được thay vì phải thuê sẽ được dùng để làm quỹ phát triển thôn.

Hiện, đã có 84 thôn bản đăng ký tham gia với kinh phí thí điểm ban đầu là mỗi thôn 30 triệu đồng, sau này nếu phát triển, quản lí hiệu quả sẽ tăng lên, nhưng không quá 300 triệu đồng. Với nguồn quỹ phát triển thôn, người dân sẽ tự họp và bình bầu cho các hộ, gia đình trong thôn vay để phát triển kinh tế, sau thời gian quay vòng sẽ chuyển cho những hộ khác. Quá trình bình bầu, giám sát do người dân trong thôn chịu trách nhiệm chính.

Xem thêm
424 hộ nghèo tỉnh Ninh Bình được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở

Năm 2024, tỉnh Ninh Bình sẽ hỗ trợ hơn 37 tỷ đồng xây dựng, sửa chữa nhà ở cho 424 hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn.

Hưng Yên: Nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn

Những giải pháp dưới đây vừa giúp giảm căn bản ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra lượng lớn phân hữu cơ chất lượng tốt chăm bón cho cây trồng.

Bến Tre bán sản phẩm OCOP trên Youtube, Tiktok

Hội Nông dân Bến Tre vừa có chương trình ghi nhớ hợp tác để thúc đẩy thương mại số sản phẩm OCOP.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm