| Hotline: 0983.970.780

GAP là xu hướng toàn cầu (kỳ 2)

Thứ Tư 07/04/2010 , 11:04 (GMT+7)

>> GAP là xu hướng toàn cầu

II. Một số tiêu chuẩn sản xuất nông sản an toàn

 Sau đây là một số tiêu chuẩn an toàn và chất lượng thực phẩm đang được áp dụng:

1. HACCP (Hazad Analysis and Critical Control Point System): Là hệ thống phân tích các mối nguy cơ và kiểm soát các điểm tới hạn, bao gồm các nguyên tắc: 

-         Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối nguy

-         Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn

-         Nguyên tác 3: Thiết lập các giới hạn tới hạn cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn

-         Nguyên tác 4: Thiết lập hệ thống giám sát cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn

-         Nguyên tắc 5: Đề ra các hành động khắc phục

-         Nguyên tắc 6: Xây dựng các thủ tục xác minh

-         Nguyên tắc 7: Lập tài liệu và lưu trữ hồ sơ

2. ISO 22000 (International Organization for Standardization): Là tiêu chuẩn phát triển bởi tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế quy định rõ các yêu cầu cho hệ thống quản lý an toàn thực phẩm:

            1. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

            2. Trách nhiệm lãnh đạo

            3. Quản lý nguồi lực

            4. Hoạch định và tạo sản phẩm an toàn

            5. Xác nhận giá trị sử dụng, thẩm tra và cải tiến hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

3. SQF1000/2000 (Safe Quality Food): Là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm chỉ rõ những yêu cầu dành cho hệ thống quản lý chất lượng để xác định các mối nguy chất lượng an toàn thực phẩm và giám sát các biện pháp kiểm soát mối nguy:

            1. Cam kết

            2. Thông số kỹ thuật

            3. Kiểm soát sản phẩm

            4. Thẩm tra

            5. Lưu trữ và kiểm soát tài liệu

            6. Nhận diện, truy vết, thu hồi sản phẩm

4. IFS (International Food Standard): Là kết quả của sự hợp tác giữa các nhà bán sỉ và bán lẻ Pháp và Đức cùng làm việc để tạo ra những tiêu chuẩn chung cho các nhà cung cấp của họ. Mục tiêu là tạo ra hệ thống đánh giá nhất quán cho tất cả công ty với cùng hình thức, thủ tục đánh giá, tiếp nhận kết quả tạo sự rõ ràng cao trong chuỗi cung cấp, các chỉ tiêu chính:

            1. Quản lý hệ thống chất lượng

            2. Trách nhiệm lãnh đạo

            3. Quản lý nguồn lực

            4. Quá trình sản xuất

            5. Đo lường, phân tích, cải tiến

5. BRC (British Retail Consortium): Là tiêu chuẩn toàn cầu cho việc cung cấp thực phẩm. Hiện được áp dụng tại châu Âu, châu Phi, Trung Đông, châu Á, châu Úc, Bắc và Nam Mỹ. Đây là chương trình tổng hợp đáp ứng cho những yêu cầu tế nhị của nhà cung cấp và nhà bán lẻ, bao gồm các điểm quan trọng như:

            1. Hệ thống HACCP

            2. Hệ thống quản lý chất lượng

            3. Điều kiện nhà xưởng

            4. Kiểm soát sản phẩm

            5. Kiểm soát quá trình

            6. Nhân sự

6. ORGANIC: Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống quản lý sản xuất xuyên suốt nhằm thúc đẩy và tăng cường hệ hữu cơ nông nghiệp lành mạnh, bao gồm sự đa dạng hữu cơ, vòng quay của hệ hữu cơ và bảo tồn hệ hữu cơ đất. Nông nghiệp hữu cơ chú trọng đến việc sử dụng các nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và việc áp dụng các hệ thống sản xuất nông nghiệp phải phù hợp với bối cảnh của từng địa phương.Trước khi thu hoạch 2-3 năm, cây trồng phải được trồng trên đất không phun và bón các loại hóa chất bị cấm trong sản xuất hữu cơ. Các biện pháp sản xuất và chế biến phải theo đúng quy định (chỉ sử dụng phân hữu cơ, cải thiện dinh dưỡng đất và đa dạng sinh học…). Công ty chế biến cũng cần được chứng nhận.

7. ChileGAP, ChinaGAP, KenyaGAP, MexicoGAP, JGAP, ThaiGAP, VietGAP: Là tiêu chuần sản xuất nông nghiệp tốt của một số nước như: Chile, Trung Quốc, Kenya, Mexico, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam. Đây là các tiêu chuẩn được áp dụng cho mỗi quốc gia riêng biệt, được lập ra bởi chính phủ các nhà sản xuất, bán lẻ, xuất khẩu của quốc gia đó. Chủ yếu dựa theo GlobalGAP chuẩn và căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi quốc gia để xây dựng tiêu chuẩn GAP cho riêng quốc gia và sẽ được xem xét, đánh giá, chứng nhận theo đúng thủ tục của GlobalGAP.

8. ASEANGAP (Asean Good Agricultural Practices): Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình gieo trồng, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau quả tươi trong khu vực Đông Nam Á. Mục đích của AseanGAP là tăng cường việc hài hòa hóa các chương trình GAP trong khu vực Asean. Điều này sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Asean và với thị trường toàn cầu, gồm 4 phần:

            1. An toàn thực phẩm

            2. Quản lý môi trường

            3. Điều kiện sức khỏe

            4. Chất lượng rau quả

9. GLOBALGAP (EurepGAP - Euro Retailer Produce Working Group Good Agricultural Practices): Là tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. Đây là tiêu chuẩn kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z của dây chuyền sản xuất, bắt đầu từ khâu sửa soạn nông trại, canh tác đến thu hoạch, chế biến, tồn trữ (bao gồm những yếu tố liên quan đến sản xuất như môi trường, các chất hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, bao bì và ngay cả điều kiện làm việc và phúc lợi của người làm việc trong nông trại). Phạm vi áp dụng toàn cầu và trên sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. GlobalGAP là kiểu mẫu và tham khảo toàn cầu cho thực hành nông nghiệp tốt, là sự cộng tác bình đẳng giữa các nhà sản xuất và người bán lẻ sản phẩm nông nghiệp để thiết lập ra những tiêu chuẩn và thủ tục chứng nhận cho thực hành nông nghiệp tốt, bao gồn các chỉ tiêu:

            1. Truy vết

            2. Lưu hồ sơ và kiểm tra nội bộ

            3. Giống

            4. Lịch sử nông trại, quản lý nông trại

            5. Quản lý đất và giá thể

            6. Sử dụng phân bón

            7. Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới tiêu

            8. Bảo vệ thực vật

            9. Thu hoạch

            19. Bảo quản sản phẩm

            11. Quản lý rác thải, ô nhiễm, tái sử dụng

            12. Sức khỏe, an toàn và an sinh của công nhân

            13. Vấn đề môi trường

10. VietGAP (Good Agricultural Practices for production of fresh fruit and vegetables in Vietnam): Là Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam. VietGAP được biên soạn dựa theo AseanGAP, hệ thống phân tích nguy cơ và xác định điểm kiểm soát tới hạn và các thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận như: GlobalGAP (EU), Freshcare (Úc) và luật pháp Việt Nam về vệ sinh an toàn thực phẩm. VietGAP là một quy trình tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất những mối nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch và sơ chế nông sản

Xem thêm
Giá heo tăng nhờ tăng cường ngăn chặn nhập lậu

Việc các địa phương ở phía Nam tăng cường ngăn chặn heo nhập lậu đang góp phần giúp cho giá heo hơi tăng lên ở Đông Nam bộ và trên cả nước.

Hơn 200 đơn vị tham gia Triển lãm công nghệ, dịch vụ cho thú cưng

TP.HCM Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng tại Việt Nam - Petfair Vietnam và Livestock Vietnam 2024 được tổ chức tại SECC, quận 7, TP.HCM.

Hưng Yên làm sống lại các lớp học IPM

Thời gian qua, trong khi ở một số tỉnh việc quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) bị lơ là thì Hưng Yên đã tìm cách vực dậy.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất