| Hotline: 0983.970.780

Gặp người đương đầu với vòi rồng, quay cảnh hung hãn của tàu Trung Quốc

Thứ Hai 09/06/2014 , 10:15 (GMT+7)

Mặc dù bị chĩa vòi rồng bắn vào người nhưng thượng úy Nguyễn Quốc Huy, Chính trị viên tàu CSB - 2016, vẫn vững vàng trên boong thượng quay được bằng chứng quý giá tố cáo tội ác của tàu Trung Quốc./ Tận mắt thấy tàu Trung Quốc điên cuồng

KHÔNG ĐỂ MẤT BẰNG CHỨNG

Thượng úy Nguyễn Quốc Huy (SN 1978) quê ở xã An Thủy, Lệ Thủy, Quảng Bình. Năm 2009, anh công tác tại Vùng Cảnh sát biển 2 đóng tại Núi Thành, Quảng Nam và được phân công làm Chính trị viên tàu CSB - 2016.

Cứ mỗi ngày trôi qua, tàu CSB - 2016 làm nhiệm vụ tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc truy đuổi, tấn công bằng vòi rồng, đâm va. 

Cũng giống như tôi, anh Huy vác máy quay ghi lại những hình ảnh làm bằng chứng. Đặc biệt, vào lúc 17 giờ ngày 1/6, tàu Trung Quốc mang số hiệu 46105 chạy với vận tốc cao và dùng vòi rồng tấn công tàu CSB - 2016; lúc này, tôi đứng trên boong thượng để tác nghiệp, quá lo lắng cho phóng viên, thuyền trưởng Quản Đình Dương tàu CSB - 2016 yêu cầu vào cabin đóng chặt cửa để tránh nguy hiểm.


Cận cảnh tàu Trung Quốc điên cuồng rượt đuổi tàu Việt Nam

Lúc này tất cả mọi người đều tuân theo lệnh của thuyền trưởng, chỉ có mình Chính trị viên Nguyễn Quốc Huy đứng trên boong thượng ôm máy quay.

Phát hiện anh Huy đang quay phim, tàu Trung Quốc chĩa vòi rồng phun vào người, thấy vậy, anh đã nhanh chóng né tránh. Nhân cơ hội không có ai quay phim, tàu Trung Quốc mang số hiệu 46105 liền đâm trực diện vào tàu CSB - 2016. Hậu quả làm con tàu thủng 4 lỗ nghiêm trọng.

Thượng úy Huy kể: “Khi phát hiện tôi đang quay phim, hai người ở bên tàu Trung Quốc cố ý chĩa thẳng vòi rồng để phun vào người tôi. Nhưng rất may, tàu CSB - 2016 chạy tốc độ cao, cộng với tàu Trung Quốc phun ngược gió nên không trúng người tôi, chỉ một ít nước bắn vào làm ướt áo, quần. Lúc đó, tôi đánh lừa tàu Trung Quốc bằng cách giả vờ ôm máy tránh nước nhưng thực chất là quay và ghi lại được cảnh tàu Trung Quốc đâm va”.


Chính trị viên tàu CSB - 2016 Nguyễn Quốc Huy dũng cảm ghi lại hình ảnh tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam

Chứng kiến hành động của anh Huy, tôi không khỏi lo sợ bởi lực vòi rồng phun vào rất lớn, như ở tàu KN - 769 trước đó bị tàu Trung Quốc phun vào boong thượng bay mấy cột ra - đa, vệ tinh. Với sức mạnh như thế, tôi nghĩ nếu phun vào người, nhẹ thì anh Huy sẽ bị hất văng xuống biển, còn nặng thì có thể vỡ ngực, bể phổi. Ấy vậy mà anh vẫn gan dạ quay những thước phim quý giá đó.

Hỏi về hành động này, thượng úy Huy bảo: “Là một chiến sĩ CSB, tôi đã được học những chiến thuật, trước khi vào vị trí thì phải quan sát những điểm trú tránh. Như tại boong thượng, tôi đã quan sát thấy một hộp sắt, nếu bị vòi rồng phun thì sẽ vào đó tránh”.

Đấy là giải thích của anh Huy nhưng tôi cũng hiểu được việc anh làm, nếu không ghi lại được những hình ảnh tàu Trung Quốc phun vòi rồng, đâm va thì sẽ không có những bằng chứng về hành động điên cuồng tấn công tàu Việt Nam. Bởi Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những việc làm vô nhân đạo của mình đối với lực lượng chấp pháp Việt Nam đang làm nhiệm vụ trên vùng biển Hoàng Sa.

Hình ảnh của anh Huy ghi lại là những bằng chứng quý giá về sự hung hãn, ngang ngược của Trung Quốc đối với tàu của Việt Nam. Những thước phim do anh Huy quay đã được phát trong chương trình thời sự trên VTV1 tối ngày 1/6. Ngoài ra, nhiều phóng viên khác đã xin để sử dụng lại.

Nói về Chính trị viên Nguyễn Quốc Huy, đại úy Phan Nhân Hậu, Chính trị viên phó Hải đội 201, Vùng Cảnh sát biển 2, đánh giá: “Đồng chí Huy là một trong những cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn giỏi. Hiện đồng chí Huy đang gặp khó khăn, vợ bị bệnh ung thư giai đoạn hai và nuôi ba mẹ già. Anh em trong đơn vị đã quyên góp được 30 triệu đồng hỗ trợ nhưng số tiền chưa thấm vào việc chữa bệnh cho vợ”.

10-57-55_nh-4
Thượng úy Huy (người đứng phía sau) giữ cho phóng viên tác nghiệp

CON ĐỂ CHO BA MẸ NUÔI

Chính trị viên Huy có vợ là chị Trần Thị Hòa đang sống ở quê. Vợ chồng anh có con là Nguyễn Trung Hiếu (SN 2011) và Nguyễn Vinh Long, 7 tháng tuổi. Khi hỏi về vợ mình, giọng anh trầm xuống.

Chị Hòa bị ung thư buồng trứng giai đoạn hai nên thường xuyên nằm viện, còn anh thực hiện nhiệm vụ xa nhà nên không có điệu kiện chăm sóc. Từ ngày Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép, tàu CSB - 2016 mới cập bờ một ngày để tiếp nhiên liệu, anh chỉ kịp gọi điện về nhà hỏi thăm sức khỏe vợ chứ không có thời gian để về thăm. Còn hai người con phải nhờ ba mẹ già chăm sóc.

Một tháng trôi qua, nhiệm vụ nào anh Huy cũng hoàn thành xuất sắc. Để vơi nỗi nhớ vợ, thương con, anh thường mở máy tính nhìn hình, xem clip.

“Ngày vợ sinh con, tôi đang ở đơn vị nên không nghe được tiếng con khóc chào đời. Khi nghe tin dữ về vợ, tôi xin đơn vị nghỉ, tranh thủ về thăm thì được các bác sĩ cho biết, vợ tôi bị ung thư buồng trứng. Cầm kết quả trên tay, tôi không tin đó là sự thật. Để có kết quả chính xác hơn, tôi báo cáo đơn vị xin nghỉ phép thêm để chăm sóc vợ. Sau 15 ngày, sức khỏe vợ tôi ổn định, tôi đưa vợ ra Bệnh viện K (Hà Nội) để khám lại nhưng rất buồn là kết quả không thay đổi”, anh Huy trải lòng.

10-57-55_nh-2
Nhớ vợ con thượng úy Huy mở máy tính xem ảnh

Qua bài viết này, chúng tôi ngỏ lời đến quý độc giả, những nhà hảo tâm giúp đỡ hoàn cảnh gia đình chiến sĩ cảnh sát biển Nguyễn Quốc Huy. Mọi thông tin xin liên hệ theo địa chỉ: Trần Thị Hòa, Trường Trung cấp luật Đồng Hới, số 1, Trần Nhật Duật, Đức Ninh, TP. Đồng Hới, Quảng Bình. ĐT: 0976.598.189

Không thể giấu mãi, cuối cùng vợ anh cũng biết chuyện. Chị Hòa nhập viện và bắt đầu đối diện với những đợt điều trị bằng hóa chất. Thương vợ, muốn ở lại chăm sóc nhưng vì nhiệm vụ, anh đành để vợ  một mình ở bệnh viện xoay xở. Từ đó đến nay hằng tháng, chị Hòa lại một mình bắt xe ra Hà Nội đều trị.

Anh Huy buồn bã: “Đã 6 lần vợ điều trị bằng hóa chất nên không được gần con. Con mình đứt ruột đẻ ra, đến nay mới 7 tháng mà đã phải xa vòng tay mẹ. Nó thèm sữa mẹ nhưng cũng không được bú nên phải ăn sữa ngoài”.

Con tàu CSB - 2016 cập bờ để sửa chữa, khi cách đất liền chừng 40 hải lý thì có sóng điện thoại, anh Huy liền chạy lên boong tàu gọi về cho vợ. Anh mở loa ngoài để nghe cho rõ, tôi đứng cạnh và nghe được tiếng khóc của vợ anh.

Anh Huy nói: “Em cố gắng ăn uống đều đặn để có sức khỏe điều trị bệnh. Anh sẽ về khi nào thực hiện xong nhiệm vụ, ở nhà mẹ con yên tâm, đừng lo gì cho ba”.

Con tàu CSB - 2016 từ từ cập bờ, người chính trị viên lại tất bật với công việc thường ngày. Anh rà soát cẩn thận từng người trên tàu trước khi lên bờ.

Qua điện thoại với chị Hòa, tôi được chị chia sẻ: “Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, Tổ quốc đang cần những người như anh Huy. Ở đất liền dù vất vả đến mấy, tôi sẽ tự chăm sóc được bản thân. Qua đây, tôi chúc các chiến sĩ cảnh sát biển, kiểm ngư hoàn thành nhiệm vụ tốt, bảo bệ toàn vẹn lãnh thổ, đấy là động lực để tôi vượt qua bệnh tật”.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm