| Hotline: 0983.970.780

Gấp rút xây dựng nhãn hiệu độc quyền

Thứ Hai 21/10/2013 , 11:06 (GMT+7)

Lạc Dương hiện đang cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng tiến hành những thủ tục cần thiết nhằm xây dựng nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương”.

Lạc Dương hiện đang cùng các cơ quan chức năng của tỉnh Lâm Đồng tiến hành những thủ tục cần thiết nhằm xây dựng nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương”.

Nếu được công nhận, “Cà phê chè Lạc Dương” là nhãn hiệu cà phê độc quyền thứ hai của tỉnh Lâm Đồng, sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.

Nói về sự cần thiết của công việc này, ông Phạm Triều, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, cho biết: Nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương” được đăng ký độc quyền là nhằm giúp cho sản phẩm cà phê Lạc Dương đạt chất lượng tốt, ổn định, có thương hiệu chính thức góp phần khẳng định được vị thế đối với thị trường nội địa và nhân rộng sang những thị trường quốc tế trong thời gian tới.

Thêm vào đó là, thông qua việc cấp và quản lý nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương” cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trên địa bàn sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh có nhận thức tốt về công tác kiểm soát các quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý trong quá trình sản xuất kinh doanh những sản phẩm cà phê mang nhãn hiệu.


Chăm sóc cà phê catimor ở Lạc Dương

Hiện tại, Lạc Dương có 3.332 ha cà phê; trong đó, cà phê kinh doanh chiếm 2.972 ha, cà phê thuộc giai đoạn kiến thiết cơ bản là 360 ha; năng suất bình quân đạt gần 30 tạ/ha, sản lượng đạt 8.916 tấn.

Điều đáng nói, hầu hết diện tích cà phê của huyện Lạc Dương đều được trồng bằng giống cà phê catimor - cà phê chè, là giống cà phê mà huyện đang xây dựng thương hiệu. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy, Lạc Dương là địa phương có ưu thế tuyệt đối để cây cà phê chè phát triển.

Đó là những ưu thế về độ cao (từ 1.200 - 1.600 m); có khí hậu mát mẻ nhất trong tất cả các vùng cà phê chè trong cả nước (nhiệt độ bình quân năm của Lạc Dương dưới 25 oC, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm chỉ 3 oC), lượng mưa bình quân năm của Lạc Dương cũng khá lớn…

Nhờ đó, không những tốc độ sinh trưởng của cây cà phê catimor ở Lạc Dương được cho là tốt nhất mà chất lượng của loại cà phê này ở đây còn được thừa nhận là cao nhất Việt Nam. Theo UBND huyện, nhờ những điều kiện thuận lợi này mà giống cà phê catimor bắt đầu đứng chân trên địa bàn huyện Lạc Dương ngay từ giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, với diện tích khoảng 60 ha. Đến 2008, diện tích này được ghi nhận là 2.069 ha, hiện tại là hơn 3.000 ha; dự báo đến năm 2020 đạt 4.500 ha.

Với Lạc Dương, cây cà phê nói chung và cà phê chè nói riêng là cây trồng chính; sản xuất cà phê là một trong những thế mạnh và có lợi thế so sánh của địa phương, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp và là nguồn thu nhập chính của người dân.

Tuy vậy, dưới một góc độ khác có thể nhìn thấy, cây cà phê catimor ở Lạc Dương mặc dầu được đánh giá là cây trồng đặc biệt quan trọng đối với huyện, nhưng hiện loại cây trồng này vẫn đang cần sự điều chỉnh cần thiết để ngày một hoàn thiện hơn, và một trong những điều chỉnh cần thực hiện ngay trong vài năm tới đây là tái canh.

Theo UBND huyện Lạc Dương, từ năm 2013 đến 2015, diện tích cà phê catimor trên địa bàn huyện cần được tái canh là 600 ha, chiếm 19,9% tổng diện tích cà phê toàn huyện. Cùng đó, để tạo vùng sản xuất - kinh doanh cà phê hoàn thiện hơn cho việc xây dựng nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương”, Lạc Dương cần tiếp tục hỗ trợ nông dân xây dựng các mô hình sản xuất cà phê theo hướng bền vững (theo tiêu chuẩn VietGAP, UTZ, 4C…) từ khâu tổ chức sản xuất, thu hoạch đến khâu chế biến để làm sao khi thực sự là một thương hiệu, sản phẩm cuối cùng làm ra của cà phê Lạc Dương đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu ngày càng cao của thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài.

Hiện Lạc Dương đang xây dựng vùng chuyên canh cây cà phê tại tiểu khu 145 của xã Lát, cùng đó là việc triển khai đề tài xây dựng mô hình sản xuất cà phê chè an toàn tại thôn Đan Kia (cũng của xã Lát)…

Cũng liên quan đến việc xây dựng nhãn hiệu “Cà phê chè Lạc Dương”, UBND huyện Lạc Dương còn xác định trong thời gian tới sẽ xây dựng mô hình quản lý hoàn thiện và hiệu quả, thắt chặt các biện pháp kiểm tra, kiểm soát làm hạn chế đến mức thấp nhất việc gian lận thương mại, giả nhãn hiệu cà phê Lạc Dương gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành sản xuất cà phê Lạc Dương trên thị trường.

Cùng với đó là nâng cao ý thức của người sản xuất, doanh nghiệp và người tiêu dùng về sản phẩm cà phê nhằm khuyến khích phát triển cà phê an toàn, cà phê sạch theo phương thức hợp tác, liên kết cộng đồng, khu dân cư, liên kết hộ gia đình… tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và cấp giấy chứng nhận…

Với những bước đi trên, chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng về một nhãn hiệu cà phê độc quyền thứ hai của tỉnh Lâm Đồng là “Cà phê chè Lạc Dương” sớm thành hiện thực.

Xem thêm
Tôm Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ gánh thêm thuế chống trợ cấp

Tôm Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể bị buộc trả thuế chống trợ cấp sơ bộ với mức dao động từ dưới 2% đến tối đa 196%.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Đại hội đồng cổ đông năm 2024 của Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX diễn ra tại Hà Nội, thông qua báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng.

Chuyên gia: 'Thế giới có gì, Vinhomes Royal Island có đó, thậm chí còn có nhiều hơn'

Đảo Vũ Yên (Hải Phòng) đang là 'tâm chấn' của thị trường BĐS kể từ sau khi Vinhomes Royal Island chính thức ra mắt.

Bình luận mới nhất