| Hotline: 0983.970.780

Ghi từ mô hình điểm

Thứ Ba 15/03/2011 , 10:18 (GMT+7)

Chỉ bằng những phương pháp thay thế rất đơn giản, mỗi gia đình ở xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) có thể tiết kiệm được 30% điện năng thắp sáng.

Lắp bóng tiết kiệm điện cho chuồng gia súc
Chỉ bằng những phương pháp thay thế rất đơn giản, mỗi gia đình ở xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) có thể tiết kiệm được 30% điện năng thắp sáng. Không những thế, chất lượng ánh sáng ổn định và tăng tới 20% độ sáng.

>> Còn phải học láng giềng dài

Kết quả khảo sát cho thấy hệ thống chiếu sáng ở các đường phố tại xã Ninh Sở (Thường Tín, Hà Nội) 70% sử dụng bóng đèn dây tóc, loại từ 40 đến 100 W, 30% lắp đèn huỳnh quang. Theo phân tích của các nhà khoa học, việc sử dụng bóng đèn dây tóc chỉ có 10% điện năng tiêu thụ thành quang năng còn 90% điện năng còn lại biến thành sức nóng thải ra không gian. Hơn thế với máng, chao đèn phần lớn tự tạo, khoảng cách giữa các cột điện không hợp lý nên cho cường độ sáng kém, không đều. Hệ thống chiếu sáng tại các địa điểm công cộng khác như UBND xã, trạm xá, trường học…ở xã này phần lớn bóng đèn được mắc không đúng chủng loại, ánh sáng yếu, thiếu, không đủ điều kiện làm việc tối thiểu. Không những vậy chúng còn gây tốn nhiều điện năng, hay hỏng hóc.

Đấy là bệnh “cha chung không ai khóc” còn hệ thống chiếu sáng tại hộ gia đình cũng không khá khẩm gì hơn. Hầu hết sử dụng các loại đèn ống huỳnh quang loại 0,6 m và 1,2m, các loại đèn sợi đốt từ 60W trở lên, thậm chí có những gia đình còn sử dụng đèn sợi đốt 200, 500 W, bóng cao áp từ 80-150 W. Lượng điện tiêu thụ trung bình tại các hộ được khảo sát từ 100-150 KW.

Người dân vẫn còn thiếu kiến thức về việc lắp đặt và sử dụng các loại bóng đèn và thiết bị điện hợp lý. Đa số các hộ gia đình, ánh sáng cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày vẫn còn thiếu. Rất nhiều hộ gia đình trong nhà chỉ có một bóng đèn thắp sáng, tệ hơn các bóng đèn đã quá cũ nên ánh sáng rất yếu. Tuy nhiên, các hộ gia đình đều không nhận thức được tính cấp thiết của việc lắp đặt thêm các bóng đèn trong gia đình do tư tưởng “tiết kiệm” truyền thống và chưa nhận thức được hiệu quả của việc sử dụng ánh sáng hợp lý trong việc đảm bảo sức khỏe và tăng năng suất lao động.

Tình trạng trên là “bệnh” chung, phổ biến ở các vùng nông thôn chứ không chỉ ở Ninh Sở, do đó Quỹ Môi trường toàn cầu đề xuất dự án xây dựng mô hình trình diễn sử dụng hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm năng lượng trong chiếu sáng công cộng và hộ gia đình tại đây với tổng kinh phí là 1 tỉ đồng. Dự án được chính Tiến sĩ vật lí Nguyễn Văn Khải và cộng sự thiết kế các hạng mục.

Cụ thể, xây dựng mô hình tại 16 phòng học mẫu được lắp đặt hệ thống chiếu sáng chuẩn với độ chiếu sáng trên bàn học sinh và trên bảng đạt 300-500 Lux, đảm bảo đồng đều cao với mức chênh lệch không quá 10%, công suất điện chiếu sáng không quá 13 W/m2 theo quy chuẩn. Đèn được sử dụng là đèn tuýp T8, ba phổ, ánh sáng trắng, chấn lưu điện tử. Mô hình trình diễn tại đường liên thôn, ngõ xóm gồm nâng cấp hệ thống chiếu sáng công cộng với tổng chiều dài 3km, lắp đặt thêm bóng đèn, thay thế hệ thống dây điện, trang bị thêm cột điện.

Mô hình trình diễn tại hộ gia đình, dự án đã thay thế 100 bóng đèn hộ gia đình trong xã. Các hộ này được hướng dẫn lắp đặt và sử dụng các loại bóng đèn tiết kiệm điện năng, cụ thể là bóng tuýp T8 36 W và đèn compact 20 W. Xét về mặt kỹ thuật, chỉ bằng một động tác đơn giản là thay thế bóng tuýp thông thường T10 và chấn lưu sắt từ hiện đang được sử dụng phổ biến bằng đèn tuýp T8 kết hợp với chấn lưu điện tử có thể tiết kiệm được 30% điện năng thắp sáng. Không những thế, chất lượng ánh sáng ổn định và tăng tới 20% độ sáng.

Hiện tại, hệ thống chiếu sáng công cộng như đường làng, ngõ xóm ở Ninh Sở đạt tiêu chuẩn như trên phố với ánh sáng chiếu đều khắp, không còn hiện tượng chỗ sáng, chỗ tối như trước. Chúng tôi đến thăm nhà anh Nguyễn Văn Vinh-một trong những nông dân trong xã được dự án trang bị một bóng tuýp T8 và một bóng compact 20 W. Anh rất vui vì ánh sáng trong phòng đã đều, có thể viết lách, đọc báo tốt: “Trước đây nhà tôi dùng tới 4 bóng đèn sợi đốt, giờ đã thay tất bằng bóng compact có công suất chỉ 1/3 nên mỗi tháng giảm được vài chục số điện”.

Nếu chỉ tính trong một gia đình, sử dụng 5 bộ bóng đèn tuýp thì bằng việc thay bóng đèn tuýp T8 và chấn lưu điện tử có thể tiết kiệm mỗi tháng vài chục ngàn đồng tiền điện. Mô hình trình diễn tại UBND xã gồm các thiết bị bóng T8, bóng compact, đèn khẩn cấp, pin mặt trời. Tại Trạm xá và nhà thờ của Ninh Sở cũng được trang bị những đèn tiết kiệm điện năng tương tự.

Tất cả các bóng lắp đặt cho dự án trên đều được đưa vào máy đo kiểm tra kỹ càng xem có đạt tiêu chuẩn hay không mới được thi công. Cán bộ cũng như nông dân Ninh Sở nghe tập huấn, được hướng dẫn lắp đặt đèn tiết kiệm điện năng bằng mục sở thị, bằng cầm tay chỉ việc là chính chứ không giáo điều, sách vở. Dự án đi vào cuộc sống đến nay đã hơn một năm với tổ chức điều hành là Hội Nông dân xã. Lợi ích của dự án khá rõ như giảm ô nhiễm ánh sáng (khái niệm khá lạ với phần đa người Việt Nam- PV) và giảm đốt nóng môi trường. Việc sử dụng các bóng đèn dây tóc nóng sáng sẽ bức xạ 94% năng lượng bóng tiêu thụ thành năng lượng chùm tia hồng ngoại.

Sử dụng bóng huỳnh quang, đèn led sẽ giảm lượng bức xạ, cung cấp đầy đủ ánh sáng, góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân. Các bóng dạng này chúng tiết kiệm điện năng do công suất tiêu thụ giảm đồng thời khả năng quang năng cao cũng như ít phải thay thế thường xuyên do hư hỏng, do không đảm bảo chất lượng. Anh Lê Khắc Thành-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ninh Sở nhận xét: “Quả thực, dự án có chuyển biến lớn về tiết kiệm điện năng nhưng để rạo ra một cuộc cách mạng trong xã thì chưa. Hiện dân Ninh Sở đã bỏ hầu hết bóng đèn tròn dây tóc nóng sáng, bóng tuýp T10 cũng bỏ nhiều, 80% dùng bóng T 8 và compact nhưng bảo lắp đặt đúng kỹ thuật, hướng dẫn thì chưa thể đảm bảo hết được”.

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm