| Hotline: 0983.970.780

Giá atisô tốt nhất từ trước đến nay

Thứ Ba 21/07/2015 , 06:15 (GMT+7)

Một kg bông, thân, rễ atisô khô được bán tại chợ TP Đà Lạt (Lâm Đồng) có giá cả trăm nghìn đồng nhưng có lúc cháy hàng. 

Giá atisô đang tốt nhất từ trước tới nay khiến người người, nhà nhà trồng atisô đang vui như tết.

Có mặt tại TP Đà Lạt giữa những ngày tháng 7, bên cạnh thưởng thức ánh sáng lung linh trong đêm từ những vườn rau, hoa trong nhà kính nằm dưới thung lũng sâu, trên đồi cao, ban ngày du khách còn có thể ngắm nhìn những khu vườn atisô thấp thoáng hai bên đường.

Các vườn đặc sản atisô này nối dài từ Sào Nam, Tây Hồ (phường 11) vào đến Thái Phiên (phường 12), được thành phố quy hoạch thành vùng chuyên canh atisô lớn nhất Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.

Tuy gọi là nơi có diện tích trồng atisô lớn nhất cả nước nhưng cây trồng này ở TP. Đà Lạt chưa bao giờ vượt quá 100ha và toàn tỉnh Lâm Đồng cũng không đến 120 ha. Những năm trước đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên bà con đã chuyển sang trồng hoa vì giá trị kinh tế cao hơn.

Kể từ năm 2010, khi các DN kinh doanh trà đã bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường về việc tiêu thụ atisô thì loại cây trồng này bước vào giai đoạn phát triển ổn định như bây giờ.

Ông Hồ Ngọc Dinh, Chủ tịch Hội Nông dân phường 12 (Đà Lạt) cho biết, toàn phường hiện có 60 ha atisô, chiếm hơn 50% diện tích toàn tỉnh. Đây là cây trồng truyền thống, chủ lực của địa phương trong phát triển kinh tế.

Trung bình mỗi 1ha một năm người nông dân thu về khoảng 15 tấn khô các loại (lá, hoa, thân và rễ), giá trị đạt 800 triệu đồng đến 1 tỷ đồng. Nếu tính hiệu quả kinh tế thì cây atisô còn lớn hơn nhiều so với đầu tư trồng hoa trong nhà kính.

Gia đình anh Nguyễn Quang Thanh (phường 12 Thái Phiên) có 3.000 m2 đất trồng atisô. Những năm trước đây, do giá atisô bấp bênh, đầu ra khó khăn, đầu tư dài ngày nhưng lãi ít, nên gia đình anh phá bỏ cây atisô để dành đất cho những cây trồng khác.

Đến năm 2013, gia đình anh lại quay lại với loại cây trồng này. Nhờ chuyển đổi sang trồng atisô một năm gia đình anh thu về khoảng 5 tấn khô các loại (lá, hoa, thân và rễ), bán ra thị trường được gần 300 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí gia đình anh thu lãi hơn 200 triệu đồng.

Hiện tại đang trong thời điểm nghịch vụ nên giá 1kg hoa atisô tươi ngoài chợ đã tăng chóng mặt, từ 30.000 lên đến 130.000đ/kg, nhưng số lượng atisô tươi bán chỉ tính trên đầu ngón tay. Còn các sản phẩm như lá khô giá 12.000đ/kg, rễ khô 130.000đ/kg, thân khô 110.000đ/kg, hoa khô trên dưới 300.000đ/kg.

11-22-19_nh-2-gui
Một vườn atiso chuẩn bị bước vào thời kì thu hoạch

Ông Lê Ngọc Trụ, Phó Giám đốc Cty trà Ngọc Duy cho biết, hiện nay nhu cầu sử dụng các sản phẩm trà atisô trên thị trường rất lớn. Ước tính, mỗi năm thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 4.000 tấn trà atisô khô.

 Trong khi các DN sản xuất trà chỉ mới đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nội địa chứ chưa nói đến vấn đề XK. Do đó, trong một vài năm tới giá atisô vẫn được dự báo duy trì ở mức ổn định.

Bà Nguyễn Thị Phương Loan, Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN- PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, toàn tỉnh hiện nay 117 ha atisô, tập trung chủ yếu ở TP Đà Lạt 98 ha, Đơn Dương 13 ha, Lạc Dương 6 ha, năng suất trung bình đạt 9,7 tấn/ha sản phẩm khô các loại.

Để nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa của cây atisô, năm 2014, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, tại vùng chuyên canh đã hình thành hai Tổ hợp tác, 56 hộ dân đăng ký tham gia sản xuất với tổng diện tích khoảng 20ha.

Sau khi thành lập, các Tổ hợp tác đã tổ chức hội thảo, cung cấp kỹ thuật trồng và chăm sóc atisô VietGAP cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ một số lượng phân bón trị giá khoảng 2,5 triệu đồng/hộ sản xuất.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm