| Hotline: 0983.970.780

Giá cao không còn gạo bán

Thứ Sáu 19/11/2010 , 10:49 (GMT+7)

Một chuyện thường thấy ở ĐBSCL là khi giá lúa lên cao thì đa số nông dân đã bán hết lúa từ trước rồi, nên nông dân chẳng hưởng lợi được mấy từ chuyện tăng giá đó...

Một chuyện thường thấy ở ĐBSCL là khi giá lúa lên cao thì đa số nông dân đã bán hết lúa từ trước rồi, nên nông dân chẳng hưởng lợi được mấy từ chuyện tăng giá đó. Đến giờ, DN cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự.

Theo các DNXK gạo, mức giá giao dịch đối với gạo 5% tấm của Việt Nam hiện nay đã lên khá cao, khoảng 495-500 USD/tấn, tương đương với gạo cùng loại của Thái Lan. Như vậy, mức giá này đã cao hơn giá cùng kỳ năm ngoái từ 50-55 USD/tấn. Giá gạo cấp trung bình và thấp của Việt Nam cùng đã tăng khá. Gạo 25% tấm hiện có giá giao dịch 445-450 USD/tấn, gạo 15% tấm ở mức 465 USD/tấn…

Giá gạo XK tăng mạnh, chủ yếu là do những biến động cung – cầu trên thị trường thế giới. Trong đó, nhu cầu NK đang tăng mạnh từ Indonesia để cung cấp cho các nạn nhân của sóng thần và núi lửa phun. Ngoài 550.000 tấn đã ký NK với Việt Nam và Thái Lan, Indonesia đang tính mua thêm của Campuchia khoảng 300.000 tấn gạo.

Những đợt bão lũ vừa qua cũng tác động đến nhu cầu NK gạo của Philippines trong những tháng cuối năm này. Đợt lụt lội vừa qua đã ảnh hưởng nặng tới 17.000 ha lúa ở miền bắc Philippines. Nhiều khả năng trong tháng 12 tới, Philippines sẽ phải mở thầu NK khoảng 500.000-600.000 tấn gạo, và trong cả năm sau, nước này có thể vẫn phải nhập gạo với khối lượng lớn vào khoảng 1,7 triệu tấn.

Cũng do lũ lụt, sản lượng lúa gạo của nhiều nước XK lớn đang bị ảnh hưởng nặng nề. Ở Thái Lan, đợt lũ lụt tràn ngập khắp mấy chục tỉnh hồi đầu tháng này có thể làm giảm sản lượng gạo cả năm tới 20%. Trong khi đó, nhiều nước khác như Bangladesh, Philippines, Iraq và Iran cũng đang xúc tiến các hoạt động mua gạo.

Ở Việt Nam, giá gạo lên cao còn có sự tác động từ việc các DN đẩy mạnh thu mua gạo để đáp ứng cho các đơn hàng XK đã ký. Đến thời điểm này, lượng gạo đã ký hợp đồng XK trong năm nay đã trên 7 triệu tấn. Đến ngày 12/11, lượng gạo đã giao cho khách hàng nước ngoài đạt 6,042 triệu tấn, trị giá 2,566 tỷ USD. Như vậy, ít nhất, từ nay đến cuối năm, các doanh nghiệp còn phải XK gần 1 triệu tấn gạo nữa. Thêm vào đó, sau khi ký mua của Việt Nam 300.000 tấn gạo hồi cuối tháng 9, do không thỏa thuận được về giá cả với Thái Lan, mới đây, Indonesia lại quay sang Việt Nam hỏi mua tiếp 200.000 tấn gạo.

Tuy nhiên, có một điều đáng buồn là khi giá gạo XK đang lên cao, thì lại chẳng có mấy DN hưởng lợi vì nguồn gạo trong nước gần như chỉ còn đủ để đáp ứng cho những hợp đồng đã ký từ trước, khi giá còn thấp hơn bây giờ. GĐ một DNXK gạo ở ĐBSCL than thở: “Có những khách hàng thương mại đặt vấn đề mua 10.000 tấn gạo với giá cao, nhưng mình đành phải lắc đầu vì còn gạo đâu mà bán”.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm