| Hotline: 0983.970.780

Giá cao su giảm sâu

Thứ Năm 27/03/2014 , 13:37 (GMT+7)

Trong 2 tháng đầu năm nay, lượng cao su đã XK là 104 ngàn tấn, giảm hơn 25% so cùng kỳ 2013, nhưng giá trị thì giảm tới hơn 43%

Đầu năm nay, những dự báo của ngành cao su đều cho rằng giá cao su XK cả năm sẽ dao động quanh mức 2.500-2.700 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện nay, giá cao su XK đã thấp hơn khá nhiều so với dự báo nói trên.

Nói đến chuyện giá mủ cao su, anh Trần Quang Việt, một chủ vườn kiêm đại lý thu mua cao su ở ấp 1, xã Trừ Văn Thố (Bến Cát, Bình Dương), không khỏi ngao ngán: “Giá mủ nước hiện nay thấp lắm, chỉ còn 300-310 đ/độ. Với giá này, chủ vườn cao su hầu như chả có lời lãi gì, vì công trả cho người cạo mủ đã chiếm phân nửa. Giá mủ cao su hiện chỉ còn bằng khoảng 1/3 của thời kỳ đỉnh cao cách đây mấy năm, khi mà giá mủ có lúc lên tới trên 900 đ/độ”.

Tôi hỏi giá mủ nước phải tối thiểu là bao nhiêu thì người trồng cao su mới vui được, anh Việt bảo ít nhất phải là 500 đ/độ. Do giá mủ quá thấp, nên nhiều đại lý ở Bến Cát đã tạm ngưng làm mủ cao su chuyển sang nghề khác. Nhưng cánh đại lý như vậy là còn đỡ, vì theo anh Nguyễn Hùng, một đại lý thu mua mủ cao su khác ở huyện Bến Cát, nhiều công ty cao su ở đây đang tồn đọng đầy mủ cao su trong kho vì rất khó tiêu thụ.

Ở một số khu vực khác tại Đông Nam bộ, giá mủ cao su nước có cao hơn một chút. Ngày 24/3, giá mủ nước ở Bình Phước và Đồng Nai khoảng 350 đ/độ... Giá mủ cao su thành phẩm cũng đã giảm nhiều so với mức trên dưới 41.000 đ/kg hồi giữa tháng 1. Cũng trong ngày 24/3, giá mủ RSS3 tại Miền Trung, Tây Nguyên và ĐNB đều ở mức 39.600 đ/kg, cao su SVR10 giá 36.100 đ/kg, cao su SVR3L giá 39.200 đ/kg.

Do giá cao su XK giảm mạnh, nên từ đầu năm đến nay, khi so với cùng kỳ năm ngoái thì giá trị XK cao su giảm mạnh hơn so với số lượng. Trong 2 tháng đầu năm nay, lượng cao su đã XK là 104 ngàn tấn, giảm hơn 25% so cùng kỳ 2013, nhưng giá trị thì giảm tới hơn 43% khi chỉ đạt
215 triệu USD.

Giá cao su XK cũng chẳng khá hơn. Ông Lê Văn Xứng, đại diện Cty Cao su Bình Long tại Móng Cái, cho hay, giá cao su XK tiểu ngạch sang Trung Quốc hiện chỉ còn 12.800 NDT/tấn, lô hàng nào đẹp mới được giá 12.900 NDT/tấn, tương đương với khoảng trên 43 triệu đ/tấn.

Không chỉ khó khăn vì giá thấp, các nhà buôn bán cao su Việt Nam ở khu vực biên giới phía Bắc còn phải chịu thiệt không nhỏ từ tỷ giá. Do Trung Quốc đang thả nổi đồng NDT, nên nếu như trước đây, 1 tệ đổi ra được gần 3.500 VNĐ, thì nay chỉ còn gần 3.400 VNĐ. Chính vì thế, dân buôn bán cao su ở biên giới phía Bắc đang tiếp tục thua lỗ nặng nề, sau khi đã thường xuyên bị thua lỗ trong vòng 2 năm trở lại đây.

Dầu vậy, nếu so với giá cao su XK qua đường chính ngạch, thì giá cao su đi tiểu ngạch sang Trung Quốc vẫn đang được coi là tốt hơn một chút. Bởi hiện nay, theo thông tin từ một số doanh nghiệp cao su, giá cao su XK chính ngạch tại cảng Sài Gòn chỉ còn 2.000 USD/tấn (giá FOB), tương đương với trên 42 triệu đ/tấn, thấp hơn 500-700 USD/tấn so với dự báo về giá cao su XK trong năm nay mà Hiệp hội Cao su Việt Nam đã đưa ra.

Mà XK chính ngạch thì lại phải chuẩn về mặt chất lượng, trong khi XK tiểu ngạch không yêu cầu cao về việc này. Mặt khác, dù giá thấp, nhưng cao su đi đường tiểu ngạch vẫn đang khá ổn định về số lượng. Ông Xứng cho biết, mỗi ngày, vẫn đang có khoảng 300-500 tấn đi qua biên giới ở Móng Cái. Thậm chí có những ngày lượng cao su đưa qua biên giới lên đến 1.000-3.000 tấn.

Giá cao su XK giảm mạnh, có nguyên nhân chính là do giá cao su trên thị trường thế giới hiện đang ở mức thấp. Ngày 25/3: giá cao su RSS3 của Thái Lan, giao tháng 4/2014 là 2.350 USD/tấn; loại SRT20 cũng của Thái Lan (giao 4/2014) là 2.200 USD/tấn; loại SMR20 của Malaysia, giao 4/2014 là 2.150 USD/tấn…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm