| Hotline: 0983.970.780

Giá dầu giảm, ngư dân chưa hết lo

Thứ Ba 14/04/2020 , 09:08 (GMT+7)

Dịch Covid-19 khiến thị trường xuất khẩu hải sản “đóng băng”. Dù giá dầu giảm mạnh nhưng giá hải sản giảm, lợi nhuận của ngư dân Thanh Hóa thu về không đáng là bao.

Sản lượng đánh bắt của ngư dân Thanh Hóa giảm đáng kể so với cùng kỳ. Ảnh: Võ Dũng.

Sản lượng đánh bắt của ngư dân Thanh Hóa giảm đáng kể so với cùng kỳ. Ảnh: Võ Dũng.

Bình quân mỗi năm, ông Nguyễn Văn Quang, chủ tàu 67 vỏ gỗ tại xã Hòa Lộc (Hậu Lộc) sử dụng khoảng 10 nghìn lít dầu ra khơi đánh bắt hải sản.

Theo ông Quang, dầu chiếm 45-50% chi phí khai thác đánh bắt nên khi giá dầu giảm mạnh, ngư dân rất phấn khởi. Tuy nhiên, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản lượng đánh bắt giảm cộng với việc tiêu thụ hải sản khó khăn khiến lợi nhuận mỗi chuyến ra khơi không như mong đợi.

“Mỗi năm tôi ra khơi khoảng 10 chuyến. Với giá dầu hiện tại, nếu sản lượng đánh bắt như những năm

Trước đó, dịp tháng 2, 3/2020, tại các vùng biển của Thanh Hóa, ngư dân trúng đậm cá trích, moi biển khai thác trong vùng lộng. Tuy nhiên, sản lượng đánh bắt giảm hơn những năm trước. Hải sản đánh bắt được cũng không có giá trị kinh tế cao.

Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết, quý I/2020, sản lượng khai thác biển ước đạt gần 28,7 nghìn tấn. Báo cáo cũng cho thấy, một số sản phẩm khai thác lâu nay tiêu thụ theo đường tiểu ngạch với Trung Quốc nay tiêu thụ chậm, giá giảm 20-30% so với thời điểm chưa có dịch bệnh covid-19.

trước đây và đầu ra ổn định thì có thể lãi khoảng 100 triệu đồng/chuyến đi từ 18-25 ngày.

Tuy nhiên, những tháng gần đây, sản lượng đánh bắt giảm khoảng 40%, hải sản chủ yếu tiêu dùng nội địa nên mỗi chuyến biển, trừ chi phí tôi chỉ thu về khoảng 50-60 triệu đồng. Chừng đó là quá thấp so với việc đầu tư một con tàu 9-10 tỷ đồng”, ông Quang cho hay.

Còn ông Lê Văn Sinh, một chủ tàu tại xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) cho biết, ngư dân rất vui khi giá dầu giảm.

Tuy nhiên, nếu giá hải sản không được cải thiện trong thời gian tới thì việc ngư dân giảm số chuyến ra khơi là điều không thể tránh khỏi.

“Nếu khai thác được mà giá bán thấp hoặc không có đầu ra thì ngư dân cũng nản. Nhân công đi biển đã khó, nếu thu nhập tiếp tục thấp như hiện nay thì tìm bạn thuyền sẽ rất khó khăn. Mong dịch sớm chấm dứt, giá dầu ổn định như hiện nay để ngư dân tích cực vươn khơi bám biển” – ông Sinh cho biết.

Theo khảo sát của PV, tại các cơ sở đông lạnh trên địa bàn huyện Hậu Lộc, sản lượng thu mua thời gian dịch Covid-19 giảm đáng kể.

Nguyên nhân chính là do trước đây cá hố, tôm nõn đông lạnh, ốc tù và... có thể xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, gần đây dừng hẳn. Vì vậy, chủ các cơ sở này thu mua hạn chế, chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương.

Bà Hoàng Thị Hường, chủ cơ sở đông lạnh Chiến Hường tại xã Hòa Lộc cho biết, cả tháng nay chỉ có các tủ cấp đông loại nhỏ hoạt động. Tủ đông lạnh loại lớn đều để không vì nếu thu mua cũng không xuất hết hàng.

Theo bà Hường, mực đông lạnh cỡ vừa trước đây bán với giá 220-250 nghìn đồng/kg thì nay chỉ khoảng 180 nghìn đồng/kg. Hầu hết giá các loại hải sản khác cũng đều giảm đáng kể.

Hải sản đánh bắt có giá trị kinh tế thấp. Ảnh: Võ Dũng.

Hải sản đánh bắt có giá trị kinh tế thấp. Ảnh: Võ Dũng.

“Cá lưỡng nay chỉ thu mua với giá khoảng 70-80 nghìn/kg; cá hố xuất khẩu trên dưới 100 nghìn đồng/kg...

Nhìn chung, giá thu mua hải sản giảm khoảng 20-25% so với thời điểm trước dịch Covid-19. Không thể xuất khẩu, chỉ tiêu dùng nội địa, giá hải sản giảm không những ảnh hưởng đến ngư dân mà các cơ sở chế biến cũng gặp khó khăn”, bà Hường cho hay.

Theo thống kê của Cảng cá Hòa Lộc, số lượng tàu cập cảng và sản lượng đánh bắt từ đầu năm đến nay đều giảm so với cùng kỳ 2019. Nguyên nhân chính là do sản lượng đánh bắt giảm, đầu ra khó so với thời điểm trước dịch Covid-19.

Dịch Covid -19 khiến hoạt động xuất khẩu hải sản 'đóng băng', không những ngư dân mà các cơ sở chế biến cũng gặp khó. Ảnh: Võ Dũng.

Dịch Covid -19 khiến hoạt động xuất khẩu hải sản “đóng băng”, không những ngư dân mà các cơ sở chế biến cũng gặp khó. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Văn Thăng, Giám đốc Cảng cá Hòa Lộc cho biết: “Tính đến hết tháng 3, sản lượng đánh bắt ghi nhận qua cảng khoảng 4 nghìn tấn, số lượng tàu cập cảng khoảng 750 tàu, giảm 10-15% so với cùng kỳ. Gần như 100% sản lượng đánh bắt ở đây đều tiêu thụ nội địa, giá lại giảm nên dù giá dầu giảm ngư dân vẫn gặp khó”.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Quảng Bình giám sát chặt hơn 150 tàu cá của một số tỉnh vào tránh bão

Sau bão số 6, tỉnh Quảng Bình đã quản lý chặt chẽ hơn 150 tàu cá của ngư dân các tỉnh vào tránh trú bão.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.