| Hotline: 0983.970.780

Giá điện sẽ khác nhau giữa các mùa và các vùng

Thứ Hai 25/07/2011 , 09:19 (GMT+7)

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia mới của Chính phủ sẽ tính đến việc giá điện sẽ khác nhau giữa các mùa và các vùng.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia mới của Chính phủ sẽ tính đến việc giá điện sẽ khác nhau giữa các mùa và các vùng.

Giá điện sẽ theo mùa, theo vùng

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 (Quy hoạch điện 7).

Theo đó, giá điện sẽ theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, bảo đảm hài hòa các mục tiêu chính trị - kinh tế - xã hội và sản xuất, kinh doanh của ngành điện.

Điều chỉnh giá điện theo giá nhiên liệu, tỷ giá hối đoái, cơ cấu sản lượng điện. Nghiên cứu biểu giá điện theo mùa và theo vùng.

Bổ sung biểu giá điện hai thành phần: giá công suất và giá điện năng; trước tiên áp dụng với khách hàng dùng điện lớn.

Giá bán điện sẽ xem xét tới các đặc thù vùng như biên giới, hải đảo, miền núi, nông thôn…với sự trợ giá, trợ thuế cần thiết để giảm cách biệt về hưởng thụ điện.

Giá điện được điều chỉnh đến năm 2020 đạt 8 – 9 Uscents/kWh.

Gần 10 năm nữa, hầu hết nông thôn mới có điện

Quy hoạch nêu rõ, đến năm 2015 có 100% số xã và 98,6% số hộ nông thôn có điện; đến năm 2020 hầu hết số hộ dân nông thôn có điện.

Để thực hiện mục tiêu đó, giai đoạn 2011 - 2015: Đầu tư mở rộng lưới điện quốc gia cung cấp cho 500 nghìn hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 377 nghìn hộ dân nông thôn.

Giai đoạn 2016 - 2020: Đầu tư cấp điện mới từ lưới quốc gia cho 200.000 hộ dân nông thôn; cấp điện từ nguồn năng lượng tái tạo cho khoảng 231.000 hộ dân nông thôn.

Phát triển điện từ năng lượng tái tạo

Quy hoạch xác định mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,...) cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% năm 2010 lên 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và đạt 6% vào năm 2030.

Quy hoạch cũng ưu tiên phát triển các nguồn thủy điện, nhất là các dự án lợi ích tổng hợp: Chống lũ, cấp nước, sản xuất điện; đưa tổng công suất các nguồn thủy điện từ 9.200 MW hiện nay lên 17.400 MW vào năm 2020. Phát triển các nhà máy nhiệt điện với tỷ lệ thích hợp, phù hợp với khả năng cung cấp và phân bổ của các nguồn nhiên liệu.

Theo Quy hoạch, tổ máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được vận hành năm 2020; đến năm 2030 nguồn điện hạt nhân có công suất 10.700 MW, sản xuất khoảng 70,5 tỷ kWh (chiếm 10,1% sản lượng điện sản xuất).

(Theo VTC News)

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm