| Hotline: 0983.970.780

Giả điện thoại của cảnh sát, đe dọa lừa tiền tỷ

Thứ Năm 20/02/2014 , 08:52 (GMT+7)

Làm giả số điện thoại, nhóm lừa đảo công nghệ cao gọi đe dọa "con mồi" liên quan tội phạm rửa tiền và yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản của chúng để thẩm định.

Làm giả số điện thoại của cơ quan điều tra, nhóm lừa đảo công nghệ cao gọi đe dọa "con mồi" liên quan tội phạm rửa tiền và yêu cầu họ chuyển tiền vào tài khoản của chúng để thẩm định.


Tèo và Huy tại cơ quan điều tra

Theo điều tra, đầu tháng 1, bà Ngọc ở quận Bình Thạnh bất ngờ nhận được điện thoại bàn của một người xưng là "tổng đài VNPT". Người này nói bà Ngọc đang nợ cước 9 triệu đồng, VNPT đã chuyển hồ sơ sang Công an Hà Nội thụ lý và sẽ nối máy để bà này nói chuyện trực tiếp với cảnh sát.

Một lát sau, ở đầu dây bên kia, một người đàn ông xưng tên Đạt, là công an Hà Nội. Anh ta bảo, ngoài việc nợ tiền cước, cảnh sát nghi ngờ bà Ngọc có liên quan đến đường dây rửa tiền tại một ngân hàng. Ngay sau đó, Đạt cúp máy và gọi vào số di động của bà Ngọc bằng số điện thoại "của công an Hà Nội" để tra hỏi lý lịch và tài khoản ngân hàng của bà.

Không chút nghi ngờ, bà Ngọc hết lời giải thích rằng đã có sự nhầm lẫn và sẵn sàng cung cấp thông tin đang có 130 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng để "cơ quan điều tra làm rõ sự việc". Gã đàn ông tiếp tục yêu cầu bà Ngọc phải chuyển 100 triệu vào "tài khoản của công an" để giám định. "Chúng tôi chỉ xác minh trong vòng 2 tiếng rồi sẽ chuyển trả lại cho bà", hắn nghiêm giọng.

Vẫn tin là đang bị công an điều tra, bà Ngọc làm theo yêu cầu này. Tuy nhiên, chờ mãi mà không thấy tiền được trả, biết bị lừa, nạn nhân đã báo công an.

Ngoài bà Ngọc, nhiều người khác ở quận Bình Thạnh cũng bị các cảnh sát dỏm gọi điện yêu cầu chuyển hơn một tỷ đồng cho chúng "kiểm tra hành vi rửa tiền" tại các ngân hàng khác nhau. Công an TP HCM xác định tài khoản mà nạn nhân chuyển vào mang tên Trần Văn Huy (21 tuổi). Khi nam thanh niên này cùng Trần Văn Tèo (25 tuổi, cùng ngụ TP Cần Thơ) đến ngân hàng rút tiền thì bị cảnh sát ập vào bắt giữ. Khai với cảnh sát, cả hai cho biết, không phải là người thực hiện các hành vi lừa đảo trên mà chỉ được nhờ lập ra các tài khoản.


Tang vật cảnh sát thu giữ

Cụ thể, Tèo cho biết, hồi cuối năm 2013 sang Campuchia làm bảo vệ cho cửa hàng của một người Trung Quốc. Sau một tháng, hắn được ông chủ gợi ý về Việt Nam tìm người có tài khoản, thẻ thanh toán quốc tế như Visa, Master... được hỗ trợ dịch vụ chuyển tiền qua Internet và thông báo số dư khi có thay đổi.

Tèo biết ông chủ sẽ dùng những thẻ này để đi lừa đảo nhưng vì được hứa cho tiền nên anh ta về nước đăng ký 2 thẻ và nhờ người khác làm 7 cái. Trả công cho mỗi thẻ 1 triệu đồng, Tèo mang toàn bộ giao hết cho ông chủ.

Còn Huy cho hay, cuối tháng 12/2013, được Tèo nhờ làm 2 thẻ Visa và Mastercard. Một tháng sau, nam thanh niên bất ngờ nhận được nhiều tin nhắn thông báo tài khoản của mình được chuyển vào 1,2 tỷ đồng.

Do chỉ báo số tài khoản và mật mã nhưng chưa đưa thẻ cho ông chủ nên Tèo rủ Huy đi rút tiền về tiêu xài. Sau nhiều lần rút tại các trụ ATM chỉ được khoảng 90 triệu đồng, bộ đôi trực tiếp đến ngân hàng rút toàn bộ tiền thì bị bắt.

Ngày 19/2, Công an TP HCM đã khởi tố Huy và Tèo về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tiếp tục truy bắt những người liên quan. Cơ quan điều tra cho rằng, thủ đoạn của nhóm này là dùng công nghệ cao, làm giả hoặc kết nối điện thoại của các cơ quan pháp luật. Khi chúng gọi đến hăm doạ các "con mồi" (chủ yếu là những người lớn tuổi), nếu họ kiểm tra số điện thoại hiển thị đúng là số của cơ quan công an nên tin tưởng, sập bẫy.

Cảnh sát đang được mở rộng điều tra, làm rõ vai trò của 2 nghi can này trong đường dây lừa đảo đồng thời tìm kiếm thêm các nạn nhạn khác. 

* Tên nạn nhân đựơc thay đổi

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Tạm giữ 300 chiếc xe đạp không rõ nguồn gốc

THÁI NGUYÊN 300 chiếc xe đạp vi phạm có tổng trị giá 300 triệu đồng, trên vỏ hộp và hàng hoá không có thông tin về nơi sản xuất, xuất xứ.

Bắt tạm giam 3 nguyên Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo ở Quảng Nam

Các bị can đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thỏa thuận và nhận hối lộ để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong đấu thầu thiết bị giáo dục.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm