| Hotline: 0983.970.780

Gia đình ăn hết 20kg gạo/ngày

Thứ Sáu 28/09/2012 , 09:49 (GMT+7)

Với người Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân (Mộc Châu, Sơn La), ông Mùa A Tu (55 tuổi) tiêu biểu trong chuyện đa thê. Ông Tu đã lập nên “chiến tích”: có 3 vợ và 14 đứa con.

Với người Mông ở bản Bún, xã Tân Xuân (Mộc Châu, Sơn La), ông Mùa A Tu (55 tuổi) tiêu biểu trong chuyện đa thê. Ông Tu đã lập nên “chiến tích”: có 3 vợ và 14 đứa con. Đặc biệt, bao nhiêu năm chung sống nhưng chưa bao giờ 3 bà vợ của ông xảy ra “chiến tranh lạnh” hay tranh giành “gần gũi” với chồng.

12 tuổi lấy vợ 17 tuổi

Từ trung tâm thị trấn Mộc Châu, chúng tôi theo QL 43 đến ngã ba Chiềng Ve, rẽ vào xã Tân Xuân. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi men đường biên giới tìm đến gia đình ông Mùa A Tu, thế nhưng ông vắng nhà. Hỏi người dân nơi đây thì được biết, ông Tu đang lên nương, tối mới về. Họ còn cho chúng tôi biết thêm, hiện 3 bà vợ của ông Tu ở 3 nhà nhưng cứ chờ ở nhà vợ cả thì sẽ gặp ông Tu. Bởi hằng ngày ông có mặt ở đây “chỉ đạo” con cháu làm việc, còn đến đêm thì... không biết ở nhà nào.


Ông  Mùa A Tu

Khi ông mặt trời xuống núi cũng lúc ông Tu và người vợ cả cùng một số người con đi nương về. Gặp chúng tôi, ông Tu phân trần: Cán bộ thông cảm, mùa này đang thu hoạch ngô nên suốt ngày tôi ở trên nương. Hôm nay, chỉ có tôi và vợ đầu về, còn lại ở trên nương hết. Nhà tôi người đông quá, không làm quần quật thì chẳng có cái lót bụng.

Gặp ông, chúng tôi đùa: “Bọn em đến gặp bác học hỏi kinh nghiệm để về dưới xuôi lấy hai vợ, ba vợ đó”. Nghe xong ông đáp: “Mình ưng thì lấy thôi. Ở đây mình lấy vợ công khai mà. Ba vợ ngủ chung, ăn chung, làm chung một nương nhưng cơm lành canh ngọt. Bao nhiêu năm nay chưa có bà nào quát bà nào, các con thương yêu nhau, không đánh nhau bao giờ”.

Hỏi chuyện về ông thì được biết, trước đây ông ở xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên, Sơn La. Năm 1984, ông di cư đến đây lập nghiệp. Tôi hỏi ông: Vợ đầu cưới lúc nào? Ông Tu ngại ngùng: “Ngày đang ở Tà Xua, lúc đó tôi 12 tuổi (năm 1969), bố mẹ đã kéo vợ cho tôi rồi. Bà ấy tên là Thào Thị Chi, lúc đó 17 tuổi. Bố mẹ bảo cưới vợ để có người làm nương”.

Ngồi suy ngẫm một hồi lâu, ông Tu buột miệng: Ngày mới lấy vợ thì không biết gì, vậy mà sau một năm vợ tôi đã sinh cho một đứa con gái đấy cán bộ ạ. Rồi mỗi năm một đứa, bà Chi sinh cho tôi thêm 4 đứa con gái nữa. Con đông, đất đai bạc màu, trồng ngô, trồng sắn không có thu nên cả gia đình chuyển đến Tân Xuân.

Và ở Tân Xuân, ông Tu lại bén duyên với những cô gái bản tại đây. Rồi ông đi kéo thêm vợ hai là bà Thào Thị Mủa (43 tuổi) vào năm 1989.

Tôi hỏi ông Tu, có con, có vợ rồi thì lấy thêm làm gì nữa? Ông giãi bày: “Mình là con trưởng trong gia đình, vợ cả mình sinh 5 đứa con gái, buồn lắm cán bộ ạ! Biết được cái bụng của mình, bà Chi đi hỏi vợ hai cho mình đó. Bà ấy mong mình có đứa con trai để thờ cúng tổ tiên khi mình qua đời. Mình thích bà Mủa từ lâu nhưng sợ vợ cả buồn nên không dám nói, ai ngờ vợ cả hiểu và kéo về cho mình”.

Đang chuẩn bị bữa cơm tối nhưng khi chúng tôi hỏi chuyện về việc lấy vợ hai của chồng, bà Chi vui vẻ tiếp chuyện. Bà bảo, người Mông từ bao đời nay nếu không sinh được con trai thì có tội với trời, với tổ tiên. Không có con trai thì vợ cả phải đi kéo vợ hai cho chồng, để sinh con trai. Nghe xong tôi hỏi bà: Thế kéo vợ hai cho ông Tu có khó lắm không? Bà đáp: “Khó gì đâu cán bộ. Mình đến gặp cô Mủa và nói chuyện với cô ấy. Cô ấy thích thì hôm sau đưa chồng đến kéo về làm vợ thôi”.

Rồi niềm mong mỏi cũng đã đến, bà Mủa đã sinh cho ông Tu một đứa con trai đầu lòng là Mùa A Sênh. Ngày Sênh ra đời, ông Tu làm thịt mấy con lợn để cảm ơn trời đất, tổ tiên đã phù hộ sinh được đứa con trai nối dõi. Tuy nhiên, bà Mủa cũng không kém cạnh gì bà cả, chỉ sau mấy năm sau, bà đã có 4 đứa con (1 trai 3 gái). Nâng tổng số con của ông Tu lên 9 đứa. Uống cốc nước xong, ông Tu xuýt xoa: “Trước đây bố mình cũng lấy hai vợ mà. Hai bà mẹ mình đẻ được 11 người con nhưng 2 người vợ của mình mới để được 9 đứa thôi, còn kém bố mình nhiều”.

Và, không biết có phải ông Tu muốn vượt “thành tích” của bố mình không mà cái tình, cái duyên trong ông vẫn chưa dừng lại. Bà vợ thứ 3 đến với ông như một điều tất yếu. Người vợ thứ 3 của ông Tu tên là Sồng Thị Xồng. Bà Xồng người ở cùng bản, có lý lịch tương đối ngắn ngọn. Trước đây, bà Xồng xinh đẹp, có nhiều chàng trai theo đuổi nhưng không chọn được ai, rồi quá lứa, lỡ thì. Và một hôm đi làm trên nương, ông Tu gặp bà Xồng và nói đùa: Có về làm vợ 3 của tôi không? Ai ngờ bà gật đầu. Thế là ông Tu về nói với vợ cả, vợ hai để cưới vợ 3. Từng ấy năm ăn ở với nhau, bà Xồng đã hạ sinh cho ông Tu 5 đứa con (3 trai, 2 gái) nâng tổng số con của ông Tu lên đến 14 đứa.

Tự hào về “chiến tích” có 3 vợ, ông Tu tâm sự: “Để có nhiều vợ, điều quan trọng là cái miệng. Mình có nhiều lúa, lắm trâu gì đâu, trong lúc có 2 vợ nhưng mình nói chuyện hay, các cô gái nghe lọt tai, cứ thế theo mình về làm vợ hết”. Tôi buột miệng hỏi: “Việc ông cưới 3 vợ chính quyền xã họ có ý kiến gì không?”. Ông Tu nhanh nhảu đáp: “Biết làm sao được, ngày trước vợ mình có bao giờ ra ngoài đâu. Mới năm trước, mình tách hộ thì xã cũng làm cho mình 3 nhà 3 hộ khẩu khác nhau mà”.


Gia đình ông Tu chuẩn bị buổi tối

Một ngày hết 20kg gạo

Ngày chúng tôi đến cũng là lúc người em trai của ông Tu là Mùa A Chông vừa ăn mừng đứa con thứ 11 chào đời. Ông Chông vui mừng: “Vợ mình sinh được 10 cô con gái rồi, mình buồn lắm. Anh em và mọi người trong bản bảo đi cưới vợ khác kiếm con trai nhưng mình bảo vợ cứ cố và nay đã cố được. Con đông nhưng không có con trai thì không đúng với phong tục của người Mông mình ở đây”.

Để kiểm chứng danh sách các con của ông Tu, chúng tôi nhờ ông đếm, nhưng ông cũng đếm rất lộn xộn. Do đó, ông phải nhờ bà vợ cả và các con trợ giúp. Và rồi 14 đứa con được chúng tôi ghi ra. Đặc biệt nhất khi hỏi có bao nhiêu người cháu thì chúng tôi nhận được cái lắc đầu từ ông Tu. Ông bảo rằng: Cán bộ muốn biết thì chờ tôi tí, tôi gọi mấy đứa cháu về nữa liệt kê ra cho, chứ vợ cả của tôi cũng không nhớ hết.

Cuộc kiểm đếm gồm ông Tu, bà Chi, các con và có 5 đứa cháu bắt đầu. Năm người con của bà Chi đã lấy chồng hết và có 14 đứa cháu. Con của bà Mủa có 2 người cháu, còn con của vợ 3 đang còn nhỏ. Ông Tu chia sẻ: Năm vừa rồi tôi mới làm cho mỗi bà được một căn nhà chứ trước đây con cháu đều ở chung trong căn nhà 5 gian thôi. Tất cả có hơn 30 người gồm mẹ già, 4 vợ chồng tôi cùng con dâu, rể và các cháu, mỗi ngày ăn hết 20kg gạo.

Rời nhà ông Tu, trông vào đống gỗ đang để trước sân, chúng tôi hỏi gỗ đâu mà nhiều vậy? Ông Tu tiếp lời: “Giờ con cháu đông quá mình muốn làm thêm hai gian nữa. Xong mùa ngô này mình mới có tiền để dựng. Con đông cũng khổ cán bộ ạ! Gỗ trên rừng thì đã hết mà làm nhà bê tông cốt thép thì tốn tiền lắm. Rồi đây con mình lớn lên lấy vợ, không biết ở đâu. Giờ mình biết thì đã quá muộn rồi. Đẻ nhiều con khổ lắm nên mình khuyên các con mình đừng đẻ nhiều và các con nghe lời”.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm