| Hotline: 0983.970.780

Gia đình có 3 người cùng mắc trọng bệnh

Thứ Bảy 29/12/2018 , 08:01 (GMT+7)

Mẹ bị suy tim độ 3, người em gái bị thần kinh từ nhỏ, còn bản thân mang trong mình căn bệnh suy thận mãn tính giai đoạn 4; mọi thu nhập trong gia đình và chăm sóc 2 con nhỏ đều đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ.

Hoàn cảnh đáng thương mà chúng tôi nhắc đến là của anh Nguyễn Minh Thuấn (SN 1977) ở thôn Hương Cát, xã Duy Hải, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
 

Nghèo khó

Khi chúng tôi đến căn nhà nhỏ chừng 20m2 nằm sâu trong một con ngõ chật hẹp của gia đình anh Nguyễn Minh Thuấn khi anh đang ngồi bóp tay chân cho mẹ già nằm co ro, nấc lên từng tiếng ho vì bệnh suy tim độ 3.

Anh Nguyễn Minh Thuấn bên cạnh mẹ già mắc căn bệnh suy tim độ 3 và con trai út 30 tháng tuổi của mình

Nhắc đến mẹ, người đàn ông ngấn lệ: "Mẹ tôi mắc bệnh suy tim đến nay đã 12 năm rồi. Lúc phát hiện ra bệnh, toàn thân mẹ tím tái, ngất xỉu nhiều lần không nhớ nổi. Thương mẹ lắm, nhưng cả nhà bệnh tật thế này thì lấy đâu ra tiền mà phẫu thuật?".

Trở lại quá khứ, anh Thuấn kể, anh cùng chị Trần Thị Sợi (SN 1984) trú cùng thôn cưới nhau năm 2015 trong sự chúc phúc của bạn bè và người thân. Đầu năm 2013, gia đình nhỏ hạnh phúc đón con trai đầu lòng Nguyễn Thành Đạt. Đến giữa năm 2017, niềm vui nhân đôi khi Nguyễn Đức Việt chào đời.

Ngồi kế đó không xa, bà Đỗ Thị Định (SN 1954 - mẹ anh Thuấn) liên tục đưa vạt áo lên chấm nước mắt. Thương các con nhưng đành bất lực bởi bản thân của bà cũng đang mang trong mình căn bệnh quái ác.

“Nó (chị Nương, con gái bà Định bị bệnh thần kinh) trông thế thôi nhưng hung dữ lắm. Anh để ý đừng đến gần, nó đánh cho mà phải tội. Mỗi lần nó lên cơn là cười sằng sặc, cầm gậy gộc đánh cả mẹ già và anh trai; thậm chí có lần nó còn cởi trần truồng chạy nhảy khắp xóm làng, miệng lép bép nhai lá cây. Cách đây 2 năm có lần không chịu nổi nên tôi đã bàn với gia đình đưa nó vào Bệnh viện Tâm thần Hà Nam với mong muốn các bác sỹ sẽ có phương pháp trị liệu cho nó đỡ hơn. Nhưng mỗi lần vào thăm nhìn rớt dãi chảy quanh miệng con mà trái tim người mẹ quặn thắt nên tôi xin bệnh viện đưa nó về nhà chăm sóc và nhốt riêng nó vào một căn phòng nhỏ cho đến nay", bà Định nghẹn lời nói.

14-06-29_hinh_nh_6
Bà Định (bên trái) đang chăm sóc, dỗ dành cô con gái bị mắc bệnh tâm thần từ nhỏ của mình

Nỗi đau vẫn chưa dừng lại, tháng 6/2017, sau nhiều năm đau đớn vì căn bệnh ung thư phổi, người đàn ông đầu ấp tay gối với bà Định là ông Nguyễn Quang Pha (SN 1953) mãi mãi ra đi khiến bà và gia đình suy sụp hoàn toàn.
 

Hy vọng một phép màu

Cảnh nghèo, gia đình đông người, trong đó 3 người lại mắc trọng bệnh. Kinh tế của cả gia đình, thuốc thang điều trị bệnh đổ dồn vào một tay chị Sợi gánh vác. Chị Sợi đã phải bán hết trâu bò, những tài sản có thể cầm cố được trong nhà và nhờ người thân vay mượn khắp nơi. Áp lực, vậy nhưng người phụ nữ ấy chưa bao giờ trách móc hay nặng lời với chồng con mình một câu.

14-06-29_hinh_nh_4
Bà Định đang chăm sóc con trai mắc bệnh suy thận độ 4 của mình

Chị Sợi cố gắng làm đủ mọi việc không kể ngày đêm từ chăm sóc 4 sào ruộng khoán cằn cỗi, công việc phụ hồ nặng nhọc cho đến làm công nhân ở khu công nghiệp Đồng Văn (huyện Duy Tiên) chỉ mong sao có đủ tiền lo cho chồng đi chạy thận đều đặn 3 lần/tuần tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam, mẹ chồng và em chồng không phải chịu đau đớn do bệnh tật hành hạ. Số tiền mang nợ đến nay đã hơn 140 triệu đồng, lãi mẹ đẻ lãi con mỗi ngày nhưng bệnh tình của các thành viên trong gia đình vẫn không thuyên giảm mà ngày càng nặng thêm.

Gia đình anh Thuấn rất mong nhận được sự giúp đỡ của bạn đọc gần xa. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Nguyễn Minh Thuấn (điện thoại: 0984.242.295) ở thôn Hương Cát, xã Duy Hải, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; hoặc gửi về hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 52)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm