| Hotline: 0983.970.780

Gia đình, dư luận phẫn nộ trước vụ việc học sinh lớp 9 bị đánh dã man

Thứ Hai 01/04/2019 , 08:55 (GMT+7)

Vụ việc một học sinh lớp 9 của Trường THCS Phù Ủng, huyện Ân Thi (Hưng Yên) bị 5 bạn học cùng lớp đánh dã man đang gây bức xúc trong dư luận. Bộ GD- ĐT đã chỉ đạo Sở GD- ĐT Hưng Yên vào cuộc, làm rõ vụ việc…

Gia đình tôi vô cùng phẫn nộ

Đó là lời tâm sự của anh Nguyễn Văn Doanh, chú ruột của nữ sinh Nguyễn Thị H. Y. (SN 2004, học sinh lớp 9A, trường THCS Phù Ủng) khi chia sẻ với PV.

Anh Doanh kể: “Y. sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ cháu Y. đang chăm sóc cho cháu nên mọi thông tin chia sẻ với báo chí đều ủy quyền cho tôi”.

16-02-09_nh_1
Anh Doanh bật khóc nức nở khi kể lại vụ việc


Cầm chiếc áo trắng sơ mi màu trắng của Y. vẫn còn dơ bẩn trên tay, anh Doanh buồn bã nói, chiều ngày 22/3, khi cháu Y. đi học về, gia đình thấy quần áo cháu bẩn thỉu, nhem nhuốc, đầu tóc bù xù, mặt mũi nhợt nhạt, có biểu hiện sợ hãi; gia đình có hỏi cháu Y. bị làm sao thì cháu sợ không nói gì.

Ông bà, bố mẹ và người thân động viên mãi thì cháu mới kể rằng bị các bạn cùng lớp đánh. Song do hôm đó là buổi học cuối tuần nên gia đình đã đợi đến sáng thứ 2 tuần sau (ngày 25/3) đến trường để làm việc trực tiếp với Ban giám hiệu nhà trường cùng cô chủ nhiệm.

Tại buổi làm việc, nhà trường có nguyện vọng được xử lý nội bộ. Hội đồng kỷ luật nhà trường đã đình chỉ học nhóm 5 nữ sinh đánh em Y. Và, xin cho 5 cháu tham gia đánh cháu Y. có cơ hội sửa sai.

“Vì các cháu đang là học sinh cuối cấp, tôi không muốn làm to chuyện, để các cháu có thời gian học hành, chuẩn bị cho việc thi cử nên đã đồng ý với nhà trường có hướng xử lý nội bộ nhóm học sinh này”, anh Doanh nói.

Tuy nhiên, đến chiều tối cùng ngày, có một người trong thôn cho anh Doanh xem clip về việc cháu Y. bị đánh dã man, lột đồ ngay trong lớp học. Sau khi xem xong, anh Doanh và người nhà cháu Y. rất bức xúc, bàng hoàng về vụ việc.

16-02-09_nh_2
Ngôi nhà của gia đình nữ sinh Nguyễn Thị H. Y.


Cả gia đình anh Doanh không tin đó là sự thật. Anh và bố mẹ cháu Y. vừa xem vừa khóc, thương cho cháu Y., không nghĩ rằng cháu Y. bị đánh dã man như cầm thú... Ngay buổi sáng hôm sau (26/3), anh Doanh lên UBND xã trình báo sự việc, đồng thời đến trường yêu cầu Ban giám hiệu xử lý nghiêm vụ việc.

“Gia đình tôi vô cùng phẫn nộ, đau đớn khi nhìn thấy hình ảnh cháu Y. bị nhóm nữ sinh cùng lớp lột đồ, đánh đập dã man ngay tại lớp học. Tại sao nhà trường lại nói vụ việc không nghiêm trọng?”, anh Doanh bật khóc nức nở khi kể lại vụ việc.

Anh Doanh cho biết thêm, cháu Y. có kể lại với gia đình trước đó bản thân đã nhiều lần bị các bạn cùng lớp đánh đập, nhưng do sợ hãi nên cháu Y im lăng, không kể lại cho gia đình. “Hiện tại, cháu tôi đang được điều trị tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Hưng Yên, tinh thần cháu Y, vẫn còn hoảng loạn, sợ hãi khi gặp người lạ”, anh Doanh bảo.
 

Luật sư nói gì?

Nhìn nhận về vụ việc trên, Luật sư Nguyễn Anh Thơm (Văn phòng Luật sư Nguyễn Anh, Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, theo Hiến pháp 2013: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi, có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em”.

16-02-09_nh_3
Ngôi trường, nơi nữ sinh Y. đang theo học


Xét trong vụ việc này thấy, hành vi của 5 nữ sinh tham gia lột quần áo, đánh đập dã man em Y. ngay trước sự chứng kiến của nhiều người đã xâm hại đến 2 khách thể mà BLHS điều chỉnh, đó là sức khỏe và danh dự nhân phẩm của người khác. 

 Sau khi nắm bắt thông tin qua báo chí, Bộ GD- ĐT đã gửi công văn yêu cầu Sở GD- ĐT Hưng Yên nhanh chóng vào cuộc điều tra. UBND tỉnh Hưng Yên cũng đã yêu cầu Công an huyện Ân Thi phối hợp Sở GD- ĐT, các đơn vị liên quan sớm làm rõ vụ việc…

Hành vi phạm tội của 5 nữ sinh đã có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích và tội Làm nhục người khác. Tội phạm và hình phạt được quy định tại Điều 134 BLHS và Điều 155 BLHS 2015.

Tuy nhiên, vụ việc này xảy ra trong nhà trường giữa các nữ sinh cùng lớp học. Các nữ sinh học lớp 9 đều trong lứa tuổi trẻ em dưới 16 tuổi. Do đó sự phát triển tâm sinh lý trẻ em ở lứa tuổi này chưa hoàn thiện, nhận thức pháp luật còn rất hạn chế. Do đó, BLHS 2015 đã quy định về nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội, đặc biệt là trẻ em lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về những loại tội phạm rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Luật sư Thơm cho biết thêm, nếu có căn cứ xác định 5 nữ sinh tham gia đánh, lột quần áo bạn học mà chưa đủ 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 (tội ít nghiêm trọng với hình phạt cao nhất theo Khoản 2 chỉ đến 02 năm tù giam)

Đối với tội cố ý gây thương tích theo Điều 134 BLHS 2015, 5 nữ sinh nếu dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm về tội rất nghiêm trọng (có khung hình phạt từ 7 đến 15 năm) tương ứng với Khoản 3 hoặc khoản 4 Điều 134 BLHS. Nghĩa là hành vi gây thương tích cho nữ sinh Y. phải có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên thì mới có thể xử lý hình sự cả 5 nữ sinh được.

Trước sự việc trên, Sở GD- ĐT Hưng Yên đã thống nhất đình chỉ công tác 15 ngày đối với Hiệu trưởng trường THCS xã Phù Ủng Nhữ Mạnh Phong và bà Hoa Thị Trang, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A, trường THCS Phù Ủng. Thời gian bắt đầu từ ngày 1/4/2019.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm