| Hotline: 0983.970.780

Giá gà xuống thấp

Chủ Nhật 27/12/2020 , 16:41 (GMT+7)

Lượng cung thịt gà cho Tết dồi dào, tuy nhiên giá gà ở mức thấp khiến người chăn nuôi không khỏi lo lắng.

Giá vacxin, cám nuôi không ngừng tăng, dẫn tới chi phí chăn nuôi tăng cao. Ảnh: Trung Quân.

Giá vacxin, cám nuôi không ngừng tăng, dẫn tới chi phí chăn nuôi tăng cao. Ảnh: Trung Quân.

Người nuôi không có lãi

Năm nào cũng vậy, cứ tới thời điểm giữa tháng 10 âm lịch, ông Ngô Văn Bồn, thôn Tân Kỳ, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) lại bắt tay vào chuẩn bị vụ nuôi gà để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

Mọi năm, thời điểm này gia đình ông luôn duy trì từ 2.000-3.000 gà thương phẩm. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, giá gà liên tục giảm mạnh, thị trường tiêu thụ chậm nên hiện tại ông Bồn chỉ đầu tư nuôi khoảng 1.000 con cho dịp Tết sắp tới.

Ông Bồn cho biết: Gà mía hiện có giá 45.000 - 47.000/kg (gà loại 2 có giá từ 42.000-43.000/kg); gà lai chọi (nuôi 4 tháng xuất chuồng) có giá 48.000/kg, thấp hơn rất nhiều so với cùng thời điểm năm trước là từ 62.000 - 65.000/kg (gà lai chọi và gà mía).

Theo ông Bồn, sở dĩ giá gà năm nay giảm mạnh và luôn giữ ở mức thấp là do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu của thị trường thấp. Mặt khác, do tác động của dịch tả lợn Châu Phi nên người dân chuyển hướng từ nuôi lợn sang nuôi gà, dẫn tới lượng cung gia cầm tăng mạnh trong năm nay.

Tại xã Tam Hiệp, huyện Yên Thế, nhiều hộ gia đình cũng trong tình trạng lo lắng khi lượng tiêu thụ gà giảm làm cho giá gà luôn giữ ở mức thấp.

Chị Phùng Thị Huệ (thôn Đền Cô, xã Tam Hiệp) cho biết: Hiện gia đình đang nuôi 5.000 gà, trung bình mỗi tháng chị xuất bán khoảng 3.000 con, với giá gà hiện nay là 37.000 - 38.000/kg (gà nướng, lẩu 1,3 - 1,4kg), gà thịt giá từ 40.000 - 42.000/kg, nếu trừ chi phí đi thì không có lãi.

Rét đậm kéo dài, chi phí tăng

Trong khi đó, chi phí phòng chống dịch bệnh như giá vacxin, cám nuôi không ngừng tăng. Hơn nữa, thời tiết rét đậm làm cho việc nuôi gà trở nên khó khăn hơn, gà ăn nhiều nhưng chậm tăng trọng. Hệ thống chuồng trại phải quây kín và thắp điện liên tục để giữ ấm cho gà.

Cũng vì thế ngoài việc chi phí tăng lên, thì không khí trong chuồng không lưu thông, bụi bẩn nhiều dẫn tới gà dễ mắc bệnh hen, việc điều trị và chăm sóc sẽ tốn kém hơn rất nhiều.

Tại chợ gà ngã ba ngã Đình Nẻo, xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) không còn không khí tấp nập mua, bán gà do lượng tiêu thụ của thị trường xuống thấp. Ảnh: Trung Quân

Tại chợ gà ngã ba ngã Đình Nẻo, xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang) không còn không khí tấp nập mua, bán gà do lượng tiêu thụ của thị trường xuống thấp. Ảnh: Trung Quân

Cùng chung tình trạng “khóc mếu” do giá gà xuống thấp, chị Đoàn Thị Thảo, người cùng thôn Đền Cô, than thở: Thời gian trước gia đình chị luôn duy trì 6.000 gà trong chuồng nuôi, nhưng hiện tại do giá gà xuống thấp nên chị cắt giảm một nửa, chỉ nuôi cầm chừng khoảng 3.000 con.

Thời tiết rét đậm làm đàn gà nhà chị nuôi chậm lớn, bình thường lứa gà lai Hồ chị đang nuôi từ 60-65 ngày có thể xuất bán, nhưng do rét đậm phải 85-90 ngày mới bán được.

Chị Thảo chia sẻ: Thời gian trước mỗi tháng chị xuất bán trung bình 3.000 gà sau khi trừ đi các chi phí chị có lãi từ 7 – 8 triệu/tháng. Nhưng hiện chỉ tính riêng trong hai tháng 10 và 11, chị phải bù lỗ mỗi tháng 25 triệu đồng.

Ngoài ra, thời gian trước đây khi chuẩn bị có gà đến tuổi xuất chuồng thì thương lái đã liên tục gọi điện đặt mua thậm chí là mang tiền đến đặt trước, nhưng năm nay thì ngược lại, thương lái không mặn mà, có thời điểm gọi cũng không nghe máy…

Mặc dù phải bù lỗ nhưng chị vẫn gắng gượng để duy trì đàn gà, hi vọng giá gà sẽ ấm lên mới có thể gỡ lại được.

Ghi nhận tại chợ gà ngã ba Đình Nẻo, xã Liên Sơn (huyện Tân Yên, Bắc Giang), một trong những điểm thu mua và trung chuyển gà lớn nhất huyện Tân Yên. Tại đây có trên 100 hộ làm kinh doanh dịch vụ về gia cầm, chủ yếu là gà. Mỗi ngày, có hàng trăm tấn gà được các đại lý ở đây thu mua và đưa đi tiêu thụ tại các tỉnh như Bắc Ninh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…

Chị Nguyễn Thị Lan Hương, thương lái chuyên mua, bán gà cho rằng: Chưa năm nào như năm nay, thời điểm này lượng tiêu thụ gà lại xuống thấp như vậy, chỉ khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo chị Hương, mặc dù là dịp giáp Tết, cũng như tình hình dịch Covid -19 trong nước được khống chế nhưng sức tiêu thụ của thị trường với thịt gà vẫn giảm, do người dân dần thay đổi thói quen ăn uống, nên lượng tiêu thụ tại các nhà hàng, xí nghiệp, trường học giảm mạnh.

Tâm lý e ngại dịch bệnh có thể quay trở lại nên người dân chủ động chuẩn bị thực phẩm cho Tết, thay bằng việc đến Tết mới mua thì nay người dân mua gà trọng lượng từ 1,2 -1,4 kg về tự chăm sóc thêm để dùng dần cho dịp cuối năm.

Chị Hương nhận định: Từ bây giờ tới Tết Âm lịch, giá gà có thể khó tăng lên, thậm chí nhiều khả năng sẽ giảm thêm 1 đến 2 giá do lượng cung gà sẽ tăng. Hiện giá các loại gà đang giữ ở mức từ 43.000 - 48.000/kg, như gà Ai Cập 43.000 - 44.000/kg; gà mía lai có giá từ 47.000 - 49.000/kg. “Giá gà có tăng thì chắc cũng phải qua Tết Nguyên đán”, chị Hương dự báo.

Xem thêm
1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Chất lượng là yếu tố số 1 để nâng cao thương hiệu rau quả Việt Nam

‘Để nâng cao giá trị thương hiệu ngành rau quả Việt Nam, chất lượng là yếu tố số 1, sau đó mới đến giá cả', Phó Tổng Giám đốc Doveco Nguyễn Thanh Tùng cho hay.

Hà Nội sắp phê duyệt chủ trương cải tạo lại ba chung cư cũ

UBND TP. Hà Nội có văn bản kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Đức Tuấn về việc thực hiện đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ ở Hà Nội.

Thu ngân sách hơn 1,8 triệu tỷ đồng, vượt 6,3% dự toán

Qua 11 tháng, tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán, tăng 16,1% so cùng kỳ 2023; trong đó, thu ngân sách trung ương vượt hơn 10%.