| Hotline: 0983.970.780

Gia hạn nợ, giãn nợ, tiếp tục cho vay mới để tái sản xuất sau bão

Thứ Tư 15/11/2017 , 07:30 (GMT+7)

Ngày 14/11, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, tìm biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra.

Hàng ngàn tỷ vốn vay bị thiệt hại

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Khánh Hòa, sau cơn bão số 12, tình hình vốn vay bị thiệt hại tại các tổ chức tín dụng (TCTD) (chưa bao gồm Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội) tương đối lớn.

16-27-39_1
Đại diện nhiều ngân hàng, tổ chức tín dụng trong tỉnh Khánh Hòa có mặt trong buổi họp để bàn giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp vay vốn

Cụ thể, với những đối tượng thuộc Nghị định 55/2015/NĐ/CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có 5.070 khách hàng bị thiệt hại, dư nợ vay 1.192,5 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng thiệt hại ước tính khoảng 589 tỷ đồng. Với những đối tượng không thuộc Nghị định 55 có 1.108 khách hàng bị thiệt hại, dư nợ vay 6.364 tỷ đồng, vốn vay ngân hàng bị thiệt hại đang xác định.

Sau khi đến thăm hỏi và nắm bắt tình hình thiệt hại do cơn bão số 12 gây ra trên địa bàn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Khánh Hòa đã ban hành công văn số 891/KHH-THNSKSNB về hỗ trợ khắc phục hậu quả cơn bão số 12, chỉ đạo các chi nhánh TCTD trên địa bàn: Rà soát các khoản vay nợ của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh bị thiệt hại do mưa bão, kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vốn vay, tiếp tục cho vay mới... giúp khách hàng khôi phục và ổn định sản xuất.

Để đảm bảo vấn để điều hòa tiền mặt, cung tiền kịp thời cho các TCTD, từ ngày 6/11/2017 đến ngày 13/11/2017, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước đã chi 949 tỷ đồng, phục vụ kịp thời nhu cầu tiền mặt cho người dân, doanh nghiệp khắc phục hậu quả bão số 12.
 

Cần nhanh và kịp thời

Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa đề nghị: Đối với các đối tượng theo quy định của hệ thống ngân hàng được phép khoanh nợ, giãn nợ, giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cần nhanh chóng hướng dẫn các thủ tục cần thiết.

Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cho rằng với quy trình thủ tục, hồ sơ thiệt hại nên có một quy trình gọn, thủ tục gọn

“Tôi đề nghị nên linh hoạt trong các thủ tục, đặc thù riêng, nếu có gì khó khăn thì đề nghị với Ngân hàng Nhà nước. Với quy trình thủ tục, hồ sơ thiệt hại nên có một quy trình gọn”, ông Hải đề nghị.

Trước những đề nghị của đại diện UBND tỉnh Khánh Hòa, ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết: Sau khi bão đổ bộ vào và có những thông tin thiệt hại thì Ngân hàng Nhà nước cũng đã ban hành văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng cũng như các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở các tỉnh Nam Trung Bộ từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa xử lý nghiệp vụ về các khoản vay cũng như chỉ đạo về hỗ trợ an sinh xã hội cho các địa phương bị thiệt hại.

“Trước hết là phải xem xét cơ cấu lại nợ, gia hạn nợ, giãn nợ cho các khách hàng trực tiếp bị thiệt hại. Cái thứ 2 nữa là tiếp tục cho vay mới. Sau khi xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi trong thẩm quyền các tổ chức tín dụng đề nghị xem xét để cho vay mới trên cơ sở các phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng”, ông Tần nói.

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm