| Hotline: 0983.970.780

Giá heo Nam bộ chạm ngưỡng 40.000 đồng/kg

Thứ Tư 12/06/2019 , 08:55 (GMT+7)

Những ngày qua, giá heo trên cả nước nhìn chung đã có xu hướng tăng trở lại. Không chỉ miền Bắc, ở Đông Nam bộ, giá heo hơi cũng đang tăng mạnh.

* Giá tăng từng ngày kể từ đầu tuần

16-35-41_gi_heo_tng_mnh_o_nm_bo
Tiêu thụ thịt heo ở TP.HCM vẫn ổn định. Ảnh: TS.

Theo thông tin từ ông Nguyễn Quốc Khang (Cty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam), sau khi giảm xuống còn 32.000 - 33.000 đồng/kg, trong tuần qua, giá heo hơi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tăng khoảng 2.000 - 3.000 đồng/kg và đạt mức 36.500 đồng/kg với heo đẹp, giá trung bình là 34.000 đồng/kg.

Còn theo ông Nguyễn Kim Đoán, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, giá heo hơi ở đây đang tăng từng ngày trong đầu tuần này. Nếu như vào thứ 7 tuần trước, giá heo hơi ở Đồng Nai còn ở mức 34.000 - 35.000 đồng/kg, thì đến nay đã đạt 38.000 - 40.000 đồng/kg.

Giá heo hơi ở Đông Nam bộ tăng lên, trước hết là do ảnh hưởng từ sự tăng giá ở miền Bắc. Do giá lợn ở miền Bắc tăng mạnh trong tuần qua và hiện đã vượt mốc 40.000 đồng/kg, nên giá heo ở Đông Nam bộ cũng tăng theo. Một số nguồn tin suy đoán rằng, bản thân các công ty lớn đã tăng giá thu mua, qua đó tác động không nhỏ đến việc tăng giá chung trên địa bàn.

Bên cạnh đó, sau một thời gian đua nhau bán chạy heo vì sợ dịch tả heo Châu Phi khiến cho giá heo giảm mạnh, thì đến nay, tình trạng này ở Đồng Nai nói riêng, Đông Nam Bộ nói chung đã chấm dứt, do người chăn nuôi đã bình tĩnh hơn trước diễn biến của dịch bệnh. Nhờ vậy, nguồn cung heo ra thị trường đã trở nên ổn định, không còn bị sức ép về tiêu thụ như trước nữa.

Theo ông Bạch Đức Lữu, Phó Cục trưởng Cục Thú y, đến ngày 10/6, đã có 25 tỉnh, TP ở phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) bị dịch tả heo Châu Phi, trong đó, địa phương mới nhất xuất hiện ổ dịch là TP.HCM. Tổng số lượng heo bị bệnh đã tiêu hủy là 37.517 con trên tổng đàn khoảng 11 triệu con.

Trong khi đó, thị trường tiêu thụ thịt heo không có biến động dù dịch bệnh đang lan rộng ở phía Nam.

Theo đại diện của Lotte, tiêu thụ thịt heo trong hệ thống siêu thị này vẫn đang diễn ra bình thường.

Lượng heo về các chợ đầu mối ở TP.HCM vẫn đang ổn định. Thống kê của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TP.HCM, cho thấy, ngày 11/6, lượng heo nhập về 2 chơ đầu mối Bình Điền và Hóc Môn là 7.855 con.

Lượng heo này tuy có giảm so với lúc bình thường (bình quân 10.000 con/ngày), nhưng theo nhận định của một số chuyên gia ngành chăn nuôi, nguyên nhân là do những tháng hè, học sinh nghỉ học khiến nhu cầu tiêu thụ thịt heo giảm, chứ không phải do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ông Nguyễn Kim Đoán cho biết, mấy ngày qua, lượng heo Đồng Nai về TP.HCM duy trì ở mức 5.300 - 5.400 con/ngày, tương đương với thời điểm này của năm 2018. Điều này cho thấy tiêu thụ thịt heo ở thị trường lớn nhất đang rất ổn định.

Theo ông Đoán, người tiêu dùng đã hiểu hơn về dịch bệnh nên không còn lo ngại thịt heo như hồi bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam. Vả lại, thịt heo vẫn là thực phẩm quen thuộc nhất. Người ta chuyển sang ăn thịt bò, thịt gà, tôm cá một thời gian thì lại phải quay trở lại thịt heo vì vừa rẻ, vừa dễ chế biến.

Không chỉ khu vực Đông Nam Bộ, ở ĐBSCL, giá heo hơi cũng tăng mạnh trên tại nhiều tỉnh.

Theo Bộ Công Thương, giá heo hơi ở Tiền Giang, Bến Tre đã tăng 6.000 - 7.000 đồng/kg và đạt 36.000 - 37.000 đồng/kg vào ngày 11/6. Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ tăng 5.000 đồng/kg lên 35.000 đồng/kg; Đồng Tháp, Vĩnh Long tăng 3.000 đồng lên 34.000 đồng/kg; Tây Ninh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang tăng 1.000 - 2.000 đồng lên 35.000 - 36.000 đồng/kg…

Xem thêm
350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm