| Hotline: 0983.970.780

Giá heo tăng mạnh, nông dân thận trọng tái đàn

Thứ Ba 15/05/2018 , 13:45 (GMT+7)

Giá heo hơi vẫn liên tục tăng mạnh từ đầu tháng 5 đến nay và hiện đã vượt mốc 45.000 đ/kg ở nhiều địa bàn. Giá tăng mạnh nhưng người chăn nuôi đang khá thận trọng trong việc tái đàn.

Giá heo hơi ở Tiền Giang đã ở mức 45.000 đ/kg

Theo thông tin từ các chủ trang trại, thương lái ở nhiều tỉnh, thành Nam Bộ, đến cuối tuần qua và đầu tuần này, giá heo hơi tại nhiều địa phương đã chạm mốc 45.000 đ/kg, có nơi đạt 46.000 đ/kg. Như ở Tiền Giang, Bến Tre, Long An…, giá heo hơi hiện ở mức 45.000 đ/kg. Ở Trà Vinh, giá heo hơi ngày 13/5 đã lên mức 46.000 đ/kg.

Tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, gia heo hơi tại trang trại hiện đang phổ biến ở mức 44.000 đ/kg. Đây cũng là mức giá chung trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhìn chung, tại các tỉnh, thành Nam Bộ, giá heo hơi đang dao động từ 43.000-45.000 đ/kg. So với quý 1, giá heo hơi trong tháng 5 này đang cao hơn tới trên 10.000 đ/kg. Và với mức giá hiện tại, hầu hết người chăn nuôi heo đang có lãi. Với những trang trại chăn nuôi bài bản, đang có mức lợi nhuận tốt, bởi giá thành không quá 35.000 đ/kg. Còn với những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, giá thành khoảng 38.000-40.000 đ/kg, thì cũng đang thu được lợi nhuận từ những lứa heo xuất bán ra.

Lượng heo thương phẩm đã giảm mạnh so với trước đây, vẫn là nguyên nhân chính giúp cho giá heo tăng liên tục trong thời gian qua. Ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Đồng Nai, cho biết, vừa qua, Cục Chăn nuôi đã về khảo sát tình hình nuôi heo trên địa bàn tỉnh. Chuyến khảo sát cho thấy rất nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Đồng Nai đã phải bỏ trống chuồng, tạm ngừng chăn nuôi heo sau một thời gian dài thua lỗ. Vì thế, heo thương phẩm hiện nay chủ yếu được cung cấp từ các công ty, trang trại lớn, là những nơi vẫn có điều kiện để duy trì đàn heo trong bối cảnh giá xuống thấp và kéo dài trong cả năm 2017 và mấy tháng đầu 2018.

Hiện tại, lượng heo xuất bán ở Đồng Nai vẫn khá ổn định. Bình quân mỗi ngày, các trang trại trên địa bàn tỉnh này xuất bán khoảng 4.000-5.000 con heo ra ngoài tỉnh và khoảng 2.000 con giết mổ ngay trên địa bàn (một phần tiêu thụ nội tỉnh, một phần được đưa đi tiêu thụ ở các địa phương khác). Về xuất khẩu, chỉ một ít đang được xuất sang Lào, Campuchia, gần như không có heo đi thị trường Trung Quốc. Như vậy, trong khi lượng xuất bán vẫn ổn định, thì chỉ có lượng heo thương phẩm bị giảm mạnh mới khiến giá heo liên tục tăng trong hơn 1 tháng qua.

Một vấn đề đang được đặt ra là với giá heo thương phẩm tăng mạnh như trên và hiện đã vượt mốc 45.000 đ/kg hơi ở nhiều địa phương, liệu có xảy ra tình trạng tái đàn ồ ạt? Ghi nhận ở Đồng Nai cho thấy, việc tái đàn là có nhưng không rầm rộ như những lần giá heo tăng mạnh trở lại trong những năm trước đây.

Theo ông Trần Văn Quang, trước những thông tin cảnh báo của ngành nông nghiệp, của các phương tiện truyền thông, nhìn chung, người chăn nuôi Đồng Nai đã thận trọng hơn trong việc tái đàn. Mặt khác, trong đợt giá thấp kéo dài vừa rồi, lượng heo nái trong dân ở Đồng Nai đã giảm mạnh. Phần lớn những hộ nuôi vài chục con nái đã phải bán hết cả đàn vì nếu cứ giữ lại, heo con sinh ra sẽ không có nơi tiêu thụ khi mà nhà nhà đang bỏ nuôi heo.

Việc đàn nái trong dân giảm mạnh đang ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn cung heo giống. Bên cạnh đó, do giá heo thương phẩm tăng mạnh, giá heo giống ở Nam Bộ cũng đã tăng lên khá nhiều. Một con heo giống khoảng 20 kg, hiện có giá tới 1,8-1,9 triệu đồng, heo giống từ 7-10 kg/con có giá khoảng trên dưới 1 tirệu đ/con. Giá con giống lên cao đang khiến cho nhiều chủ trang trại, hộ chăn nuôi ở Nam Bộ phải tính toán cẩn trọng hơn trong việc tái đàn trong bối cảnh đợt tăng giá liên tục vừa rồi.

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm