| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Nhiều bất hợp lý ở chợ Nghĩa Hưng

Thứ Sáu 12/07/2019 , 08:42 (GMT+7)

Chợ xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah (Gia Lai) đưa vào sử dụng năm 2010. Tuy nhiên, do có nhiều bất hợp lý trong việc quản lý, sắp xếp của người có trách nhiệm đã khiến tiểu thương bức xúc, vác đơn đi khiếu nại khắp nơi để đòi quyền lợi.

12-49-41_nh_cho_x_nghi_hung
Chợ xã Nghĩa Hưng.

Chợ xã Nghĩa Hưng được thiết kế kiểu nhà lồng, bên trong là các sạp, ki ốt. Thiết kế này vừa đảm bảo cho hoạt động mua bán trên trong chợ diễn ra trật tự mà hàng hóa còn được giữ vệ sinh an toàn, bảo quản tốt. Tuy nhiên, kể từ khi đi vào hoạt động, tình trạng buôn bán tại đây khá lộn xộn.

Theo tiểu thương T, khu vực trong nhà lồng có nhiều lô với mức giá thuê từ 13 triệu đến 20 triệu đồng/lô, trong thời hạn 10 năm. Các tiểu thương trong nhà lồng còn phải có giấy đăng ký kinh doanh, đóng thuế môn bài 300.000 đồng/năm, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân là hơn 1,5 triệu đồng/năm. Ngoài ra, theo qui định của BQL chợ, các chủ lô phải kinh doanh đúng nhóm hàng tại các khu vực đã định sẵn.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều tiểu thương không thuê quầy sạp, ki ốt vẫn ngang nhiên dựng sạp cố định, buôn bán đủ các mặt hàng giống bên trong nhà lồng, ngay 2 bên lối đi vào chợ nhưng không thấy BQL chợ chấn chỉnh. Tìm hiểu được biết, việc kinh doanh bên ngoài nhà lồng khỏe hơn bên trong nhiều bởi tiểu thương chỉ cần đóng 1 triệu đồng/năm cũng có được một chỗ bán với diện tích 2 x 1,6m và có thể mua nhiều lô tùy theo số lượng hàng hóa và chỉ mất thêm mức phí 5.000 đồng/ngày.

Tình trạng này kéo dài đã làm cho một số tiểu thương kinh doanh trong nhà lồng điêu đứng vì các sạp ngoài trời ngoài tiện lợi cho người tiêu dùng hơn, lại không tốn phí gửi xe. Sau đó, BQL chợ lại có "chính sách khuyến khích” các tiểu thương ra ngoài nhà lồng kinh doanh bằng cách viết đơn “tự nguyện” mua lô, dựng sạp buôn bán để thu phí hàng ngày nhưng không xuất biên lai. BQL chợ còn thả nổi, đã để một số hộ dựng sạp cố định buôn bán bên ngoài nhà lồng, không sắp xếp theo một trật tự nào cả.

Quan sát thực tế thì thấy, những hộ kinh doanh hàng hóa trong nhà lồng gần như bế tắc, tình trạng trên diễn ra nhiều năm nay, gây thất thu cho các tiểu thương. Tiểu thương T bức xúc, cùng kinh doanh một mặt hàng mà bên ngoài nhà lồng lại được "ưu đãi" như vậy thì trong nhà lồng làm sao mà cạnh tranh nổi.

12-49-41_nh_nhieu_tieu_thuong_by_hng_ho_2_ben_loi_di_vo_cho
Nhiều tiểu thương bày hàng hóa 2 bên lối đi vào chợ

Từ đó, nhiều tiểu thương mua lô trong nhà lồng do kinh doanh ế ẩm buộc phải bỏ lô và tình trạng này diễn ra ngày một nhiều hơn. “Chúng tôi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các lệ phí khác đối với nhà nước song quyền lợi thì không được cơ quan nào bảo vệ, thật là bất công", bà T bức xúc.

Sau khi nhận phản ánh, dù Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng và Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Công an huyện Chư Pah đã vào cuộc, chỉ đạo BQL chợ tháo dỡ các lô sạp ngoài nhà lồng, trả lại mặt bằng cho thông thoáng nhưng, sau một thời gian thì mọi chuyện đâu lại vào đấy, cơ quan chức năng đi rồi thì chợ lại lộn xộn như xưa. “Mấy tháng nay, tình hình buôn bán ngày càng khó khăn, nếu vẫn không có gì chuyển biến thì chắc chúng tôi phải bỏ nghề", một tiểu thương nói.

Trần Thị Hà, Trưởng BQL chợ cho biết đã nhận được phản ánh của các tiểu thương. Bà thừa nhận rằng tình trạng mua bán bên ngoài nhà lồng có nguyên nhân từ việc thiết kế các sạp bên trong nhà lồng không hợp lý, diện tích lô sạp nhỏ, không đủ để tiểu thương kinh doanh.

Còn đối với số tiền thu 1 triệu đồng/năm/lô dành cho tiểu thương ngoài nhà lồng, BQL chợ sẽ họp lại, thông báo cho tiểu thương hiểu rõ rằng đây là nguồn thu duy nhất để sửa sang lại chợ. Riêng khoản phí 5.000 đồng/ngày thì dùng để chi cho điện, rác, các chi phí khác.

Giải thích về việc không có phiếu khi thu tiền, bà Hà cho rằng trước đây vẫn có phiếu thu đầy đủ song sau đó vì tiểu thương không nhận nên BQL chợ không xuất nữa.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.