| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Rừng mỗi ngày một... mất

Thứ Hai 26/07/2010 , 16:22 (GMT+7)

Cho dù các ngành chức năng đã làm đủ mọi cách nhưng xem ra rừng Gia Lai ngày càng bị...mỏng dần.

Cho dù các ngành chức năng đã làm đủ mọi cách nhưng xem ra rừng Gia Lai ngày càng bị... mỏng dần.

6 tháng đầu năm 2010, lực lượng Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã phát hiện và xử lý 753 vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng, trong đó xử lý hành chính 709 vụ, xử lý hình sự 5 vụ. Lâm sản và phương tiện tịch thu được từ những vụ vi phạm trên gồm 661,75m3 gỗ trồn các loại, 681,54m3 gỗ xẻ các loại và 165 phương tiện khác. So với cùng kỳ năm ngoái thì 6 tháng đầu năm nay giảm 12 vụ.

Từ đầu năm đến nay, công tác bảo vệ và phát triển rừng đã được UBND tỉnh Gia Lai tập trung chỉ đạo quyết liệt. Các cấp các ngành phối hợp và tổ chức triển khai đồng bộ, có hiệu quả. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được tổ chức thường xuyên đến cộng đồng dân cư thôn, làng. Bên cạnh đó, quan điểm xã hội hoá về lâm nghiệp đã được triển khai từng bước có hiệu quả, hệ thống pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng ngày càng hoàn thiện. Nhờ vậy mà nhận thức về rừng đã được nâng cao đến từng người dân. Ngoài ra, chế độ chính sách về lâm nghiệp, nhất là chính sách về đa dạng hoá các thành phần kinh tế trong lâm nghiệp, giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng và quyền lợi từ rừng đã dần đi vào cuộc sống.

Các lực lượng chức năng như Kiểm lâm, Công an, Quân đội, Quản lý thị trường… đã có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ. Lực lượng liên ngành này đã thường xuyên tổ chức truy quét các phần tử chuyên khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán lâm sản trái phép. Đặc biệt quần chúng nhân dân đã tham gia tích cực trong việc phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm các quy định về quản lý- bảo vệ rừng. Mọi hành vi vi phạm khi được phát hiện đã được tiến hành xử lý kịp thời và nghiêm minh, do vậy đã có tác động tích cực đến công tác quản lý bảo vệ rừng trong cộng đồng. Ngoài ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất lâm nghiệp sang mục đích không phải đất lam nghiệp trên địa bàn tỉnh trong 6 tháng đầu năm được thực hiện đúng quy hoạch, quy trình và trình tự thủ tục pháp lý, không để trường hợp nào xảy ra vi phạm quy định của Nhà nước, gây lãng phí tài nguyên rừng…

Có thể nói, trong 6 tháng đầu năm 2010, tỉnh Gia Lai đã đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý- bảo vệ rừng; xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm. Nhờ vậy mà số vụ vi phạm đã giảm hơn so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên cũng phải nhìn thẳng rằng, số vụ vi phạm có giảm nhưng mức độ vi phạm của từng vụ cũng như tài sản thiệt hại lại lớn hơn cùng kỳ năm trước. Ngay từ những tháng đầu năm 2010, trên địa bàn tỉnh đã liên tiếp xảy ra 6 vụ cháy rừng với diện tích bị cháy lên đến 130,52 ha, trong đó diện tích rừng bị thiệt hại là 65,35 ha. 6 tháng đầu năm 2009, toàn tỉnh có 15 vụ phá rừng làm nương rẫy, nhưng diện tích rừng bị thiệt hại chỉ 4,08 ha; còn 6 tháng đầu năm 2010, chỉ có 7 vụ phá rừng làm nương rẫy, nhưng diện tích thiệt hại lại lên đến 13,613 ha. Đặc biệt 6 tháng đàu năm 2010, ở Gia Lai nổi cộm tình trạng vận chuyển, mua bán lâm sản trái phép với số vụ lên đến 641 vụ (chiếm 85,13% số vụ vi phạm), nhiều vụ có khối lượng lâm sản lớn, làm thiệt hại không nhỏ đến tài nguyên rừng. Hành vi này tập trung nhiều ở các huyện biên giới, huyện giáp ranh với tỉnh bạn hoặc trên các trục quốc lộ 14, 19B (trong đó huyện Chư Prông 94 vụ, huyện Chư Pưh 98 vụ, huyện Kông Chro 46 vụ, huyện Ia Pa 43 vụ, huyện Krông Pa 43 vụ, huyện Đức Cơ 45 vụ…).

Trao đổi với NNVN, ông Nguyễn Hồng Linh- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Gia Lai thẳng thắn: Cơ chế về xuất- nhập khẩu gỗ hiện rất lỏng lẻo và “thông thoáng”: Chỉ cần có hoá đơn đỏ mà không cần thông qua ngành Kiểm lâm, dẫn đến việc trà trộn gỗ lậu trong các cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn diễn ra mà Kiểm lâm đành… “bó tay”. Bộ NN-PTNT cần xem lại Quyết định 59/2005/QĐ-BNN ngày 10-10-2005 về việc ban hành Quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản…

Nguyên nhân dẫn đến việc mua bán, vận chuyển, cất giấu lâm sản và khai thác rừng trái phép “nóng” lên ở Gia Lai trong 6 tháng đầu năm 2010, đó là do nhu cầu về gỗ và lâm sản của xã hội đòi hỏi lớn, trong khi đó việc sử dụng vật liệu thay thế khác là chưa đáng kể. Điều đó đã đẩy lợi nhuận từ buôn bán gỗ và lâm sản khác lên cao, cơ chế “thông thoáng” hơn đã kích thích các đối tượng làm ăn phi pháp gia tăng, liều lĩnh hơn. Về phía ngành chức năng thì lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng (gồm lực lượng Kiểm lâm và lực lượng quản lý- bảo vệ rừng của các chủ rừng) còn quá mỏng, không đáp ứng được yêu cầu, không đủ mạnh để đối phó với lực lượng làm ăn phi pháp vô cùng liều lĩnh. Ở một số địa phương thì chính quyền cấp xã, một số đơn vị chủ rừng và lực lượng Kiểm lâm địa bàn chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý- bảo vệ rừng, dẫn đến sự “nhờn mặt” của các đối tượng phá rừng…Những vướng mắc trên đã tạo điều kiện làm cho rừng ở Gia Lai ngày càng thêm “chảy máu”.

Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 về thực hiện nhiệm vụ quản lý- bảo vệ rừng ở Gia Lai diễn ra mới đây, UBND tỉnh này đã thẳng thắn nhìn nhận: Tình trạng phá rừng trái phép, vi phạm các quy định về mua bán, vận chuyển lâm sản vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là tình trạng vận chuyển gỗ trái phép trên địa bàn tỉnh mà đến nay, vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu. Tình hình trên đã làm cho rừng Gia Lai mỗi ngày một mất…

Xem thêm
Thủ tướng đề nghị Tập đoàn Apple xác định Việt Nam là một cứ điểm trên toàn cầu

Đây là lần đầu tiên ông Tim Cook tới Việt Nam. Trước đó, vào tháng 5/2022 tại Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Giám đốc điều hành Apple.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.