| Hotline: 0983.970.780

Gia Lai: Sâu lạ tàn phá vườn cà phê

Thứ Tư 07/04/2010 , 14:28 (GMT+7)

Chưa qua khỏi nỗi lo mất giá, nỗi lo khô hạn thì người trông cà phê ở Gia Lai lại phải đối diện với một nỗi lo mới: khoảng 500ha cà phê đang bị sâu lạ cắn phá nghiêm trọng. Diện tích này có thể sẽ còn lớn hơn nhiều nếu không ngăn chặn kịp.

Chưa qua khỏi nỗi lo mất giá, nỗi lo khô hạn thì người trông cà phê ở Gia Lai lại phải đối diện với một nỗi lo mới: khoảng 500ha cà phê đang bị sâu lạ cắn phá nghiêm trọng. Diện tích này có thể sẽ còn lớn hơn nhiều nếu không ngăn chặn kịp.

Báo cáo của Chi cục BVTV tỉnh Gia Lai: Đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 25.000 ha cà phê bị nhiễm sâu bệnh, trong đó 7.300 ha bị nhiễm rệp sáp, 7.700 ha bị rệp vảy xanh, 8.000 ha bị bệnh rỉ sắt…Tuy nhiên đây là những bệnh thường gặp sau mỗi đợt tưới cà phê, nông dân có thể xử lý, khống chế.

Vườn cà phê bị sâu lạ ăn trụi lá

Nỗi lo lớn nhất của người trồng cà phê ở Gia Lai hiện tại, đó là ở một số vườn cà phê đang xuất hiện một loại sâu lạ. Báo cáo của ngành NN- PTNT tỉnh Gia Lai: Đã có khoảng 480ha cà phê ở 3 huyện xuất hiện sâu lạ tấn công cà phê: 65ha ở huyện Chư Prông, 15ha ở huyện Đức Cơ và 400ha ở huyện Ia Grai (trong đó cà phê của Nông trường 706 bị 300ha, Nông trường Ia Sao 100ha). Theo quan sát thì loại sâu này có màu xanh, to bằng ngón tay.

Ông Lê Bảo- người trồng cà phê ở xã Ia Sao (huyện Ia Grai) cho biết: “Loài sâu này giống một loài sâu mà trước đây chúng tôi gọi là sâu khoai, chúng chỉ ăn lá khoai, lá dâm bụt, một số lá cây rừng. Còn bây giờ, chúng lại ăn đọt non của cây cà phê, sau đó ăn dần đến lá, khiến cây cà phê mất dần sức, sinh trưởng phát triển kém”. Suốt từ nhiều ngày nay, gia đình ông Bảo phải thức cùng sâu lạ trên 2ha cà phê của gia đình mình bởi, loại sâu này chỉ cắn phá cà phê vào chiều tối hoặc sáng sớm, sau đó là chúng trốn tiệt. Chính vì vậy mà việc phòng trừ không dễ.

Ông Hà Ngọc Uyển- Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Gia Lai cho biết: Loại sâu này chưa có một tên khoa học cụ thể. Nguyên nhân xuất hiện của loại sâu này là do nắng hạn kéo dài. Đặc điểm của chúng là sinh sống theo từng đàn nên thường cắn phá cà phê cục bộ ở từng vùng. Hiện tại, Chi cục đã gửi mẫu ra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cùng các cơ quan chuyên môn để giám định.

Ông Phạm Văn Tân (thôn Chánh Trạch 2, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đang bơm thuốc cho gần 2ha cà phê của gia đình mình đang bị sâu cắn phá. Ông Tân lo lắng: “Đây là lần đầu tiên tôi thấy loại sâu này, chúng cắn phá cà phê với mật độ 3- 5 con mỗi cây. Vườn nhà tôi còn bị nhẹ chứ nhiều vườn khác, chúng cắn trụi lá, chỉ còn trơ lại quả non thôi”. Ngay khi phát hiện bị sâu lạ cắn phá, ông Tân đã phải bỏ ra 1,2 triệu đồng để mua thuốc FM TOX 50EC, thuê người phun. Phun xong thấy sâu chết, ông Tân rất mừng nhưng “không biết chúng có trở lại nữa không”- ông nói.

Với ông Lê Hữu Chánh- người trồng cà phê ở Chư Prông thì nguồn thu chính của gia đình ông là vườn cà phê gần 2ha. Ông Chánh cho biết: “Tất cả từ ăn uống, sinh hoạt, học hành cho con đều trông vào cà phê. Vụ cà phê vừa rồi bị thất bát do giá xuống thấp, hy vọng vụ tới nên tôi mạnh dạn đầu tư thêm 30 triệu đồng vào vườn cà phê, gồm phân bón, tưới nước, thuốc trừ sâu, tỉa cành…”. Bây giờ thì vườn cà phê của ông gần như đã bị sâu cắn trụi lá, chỉ còn trơ lại cành, gốc với lưa thưa một ít quả non. Vụ thu hoạch tới, không biết có đủ để trả nợ, đừng nói đến việc có lãi.

Xem thêm
Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Lúa đông xuân thắng lớn, giá tăng 2.000 đồng/kg so với năm trước

Lúa đông xuân năm nay tại Trà Vinh được mùa, hiện giá lúa cũng đang ở mức cao, tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với vụ đông xuân năm trước.

Làng thông minh - 'Cuộc cách mạng' mới ở Đồng Tháp

Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, làng thông minh được xây dựng từ các hội quán nông dân, phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.