| Hotline: 0983.970.780

Giá như chồng… có bồ

Thứ Ba 09/10/2012 , 10:27 (GMT+7)

Nhiều người đã có trong tay cái gọi là “hạnh phúc”. Song, không phải ai cũng biết quý những thứ mình có.

Nhiều người đã có trong tay cái gọi là “hạnh phúc”. Song, không phải ai cũng biết quý những thứ mình có.

Một số người mải miết đi tìm hạnh phúc không biết mệt mỏi, nhưng lại làm ảnh hưởng tới những người thân yêu nhất của họ. Một số gia đình vì thế cũng rơi vào bi kịch…

“Giá như chồng có bồ”, chuyện tưởng như đùa nhưng lại là tâm sự thật lòng của chị Loan, nhân viên ngân hàng. Ngày trẻ, bao nhiêu người đàn ông giỏi giang, có học đến tán tỉnh, nhưng chị Loan chẳng ưng ai. Thực ra, chị đã yêu anh Hoàn, công nhân bưu chính thuê nhà gần cơ quan chị. Cách đây hơn chục năm, ngành bưu chính đang “hot” nên anh Hoàn cũng có tiền. Trong khi chị Loan mới ra trường, lương thấp. Hơn nữa, chị mến anh còn bởi sự hiền lành, ít nói, chị thương và muốn bù đắp tình cảm cho anh bởi bố mẹ anh mất sớm. Dù mới yêu nhau, nhưng anh đã tin tưởng nhờ chị cầm hộ lương, xem như tiết kiệm, tính chuyện lâu dài của hai đứa.

Cuộc sống gia đình bình yên trôi qua. Nhưng, bình yên mãi cùng nhàm. Khi mà anh Hoàn chỉ biết tới công việc và chăm sóc con cái, với thú vui chăm cây cảnh. Thu nhập của anh cũng ngày càng giảm do công ty làm ăn khó khăn. Trong khi đó, chị Loan ngày càng trẻ, đẹp. Chị đã có chỗ đứng vững chãi trong cơ quan và con cái cũng qua cái tuổi phải chăm sóc từng ly từng tý.

Hàng ngày, sau giờ tan sở, chị Loan đều ở lại chơi thể thao với đồng nghiệp. Ăn cơm, thu dọn nhà cửa xong chị lại đi bộ với mấy người cùng xóm. Việc học tập của con đã có chồng lo. Cũng chính vì thế mà trông chị lúc nào cũng tươi trẻ. Tuy vậy, ẩn sau đấy là nỗi buồn sâu thẳm:

Buồn lắm em ạ. Giá như chồng có bồ, mình còn thấy vui hơn.

Sao vậy chị? Bao nhiêu người khổ sở vì chuyện chồng/vợ ngoại tình. Chị đúng là ngược đời.

Thật đấy. Anh ấy khô khan lắm. Nếu như anh ấy có bồ, thì chị còn biết trong anh ấy còn xúc cảm, còn khao khát. Vợ chồng giờ sống với nhau, nhưng chẳng còn tý tình yêu nào. Lâu lắm rồi anh ấy không làm chị phải bận tâm. Lương của anh, anh cầm, cũng chỉ đủ để chi tiêu cho bản thân anh ý. Còn chị, lo cho các con và sinh hoạt chung. Trong khi giá cả ngày càng đắt đỏ, anh cũng không lo làm thêm, kiếm thêm…

Thì ra bấy lâu nay anh Hoàn luôn bằng lòng với những gì mình có. Anh cũng nghĩ rằng mình không cần phải phấn đấu nhiều nữa. Bởi họ không còn phải lo “cày cuốc” do nhà cửa, con cái đã ổn định. Trong khi chị Loan thì tiếp xúc với rất nhiều người có tiền, có tham vọng. Chị thấy anh “bằng bằng” quá. Đôi khi chị muốn anh “hâm” lên: Mắng vợ, chửi con một chút, hoặc làm gì cho chị phải buồn, phải suy nghĩ giữ chồng thì cuộc sống còn thi vị hơn. Đã lâu rồi, chị Loan không còn cảm thấy hạnh phúc và cảm xúc yêu đương khi nghĩ tới chồng…

Arthur Aron, một nhà tâm lý của Đại học New York tại Mỹ, cùng các đồng nghiệp đã tiến hành nghiên cứu về mức độ thay đổi của tình yêu theo thời gian. Ông khẳng định tình yêu của con người thực sự thay đổi theo thời gian. Theo ông, sau khi chung sống trong thời gian đủ dài, các cặp uyên ương đã quen với sự hiện diện của bạn đời trong cuộc sống. Họ không còn sợ người kia sẽ rời bỏ họ. Vì thế mức độ khao khát bạn đời đương nhiên giảm theo thời gian và mức độ thắm thiết trong tình yêu cũng giảm theo.

Trước đây, cậu tôi từng rất tự hào và cảm thấy hạnh phúc vì đã yêu và cưới được mợ. Dù gì mợ cũng là hoa khôi của cả vùng, vậy mà cậu tôi tiếp cận được, yêu mợ từ hồi mợ mới học lớp 12. Họ yêu nhau suốt mấy năm mợ học đại học. Ra trường, cậu đôn đáo xin việc cho người yêu, sốt sắng hơn cả việc của gia đình mình.

Khi yêu, hạnh phúc của cậu là nhìn về con đường hôn nhân phía trước. Nhưng chỉ vài năm sau, khi đã có với nhau hai mặt con, nhà cửa đuề huề, công danh sự nghiệp ổn thỏa, cậu lại đi tìm “hạnh phúc đích thực” khác, chinh phục những bóng hồng khác. Mợ kể: “Cậu mày có bồ đấy. Lúc mợ đang mang bầu thằng cu Tít. Có lúc, cậu mày cũng bảo có vợ đẹp, con gái, con trai, công danh sự nghiệp “ngon lành” là hạnh phúc lắm rồi. Nhưng mấy ai bằng lòng với mình đâu. Cứ để cậu mày đi kiếm tìm hạnh phúc riêng, cũng chỉ giống như đang đuổi theo một cái bóng. Đến lúc mỏi mệt lại về với gia đình thôi mà…”

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cảm giác hạnh phúc thay đổi theo năm tháng. Lúc nhỏ khác, khi trưởng thành khác. Hạnh phúc cũng thay đổi tuỳ theo giới tính, tuỳ môi trường, trình độ… Tuy nhiên, hạnh phúc có nhiều mẫu số chung. Mọi người đều cảm thấy hạnh phúc khi không khí gia đình êm như lụa và con cái ngoan như cừu. Ai cũng có cảm giác khoái trá khi được ngợi khen và tâng bốc. Và trong tình dục, khoái cảm luôn đem lại cảm giác thoả mãn giống hệt nhau cho bất kỳ người nào.

Suy cho cùng, hạnh phúc, dường như chỉ là một hình thức cảm giác sinh ra từ trí tưởng tượng, có khi không thật nhưng lại tồn tại quanh quẩn đâu đó mà không được biết đến. Và mỗi người, trên con đường kiếm tìm hạnh phúc của mình, chớ quên, cuộc sống vẫn còn rất nhiều sự ràng buộc. Đừng vì hạnh phúc cá nhân mà ích kỷ, làm khổ những người mình đã từng, thậm chí hết lòng yêu thương, trân quý.

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm