| Hotline: 0983.970.780

Gia súc ăn cỏ là lợi thế để thích ứng với biển đổi khí hậu

Thứ Tư 15/05/2019 , 09:02 (GMT+7)

Biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt theo hướng hạn hán nên tương lai không thể đủ nước để duy trì 3,8 triệu ha đất lúa và 1,5 triệu ha ngô được. Do đó, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Phát triển gia súc ăn cỏ sáng 15/5 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch bệnh như hiện nay đòi hỏi ngành chăn nuôi phải tái cơ cấu lại căn bản theo hướng đẩy mạnh phát triển các loài gia súc ăn cỏ để phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và cũng là xu thế chung của thế giới.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh, kể cả không xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, ngành chăn nuôi cũng phải tái cơ cấu lại chứ hiện tỷ trọng lợn đang lớn quá gây mất cân đối, trong khi đại gia súc mới chỉ chiếm xung quanh 7%. Đặc biệt, biến đổi khí hậu ngày một khốc liệt theo hướng hạn hán nên tương lai không thể đủ nước để duy trì 3,8 triệu ha đất lúa và 1,5 triệu ha ngô được. Do đó, chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi.

Theo Bộ trưởng, so với thế giới thì hiện sản lượng tiêu thụ sữa và thịt đỏ của Việt Nam còn rất thấp khi chỉ bình quân 3 kg thịt bò và 20 lít sữa/người/năm trong khi thế giới là 9kg thị bò và 80 lít sữa/người/năm.

Đặc biệt, so với cây lúa và ngô thì cỏ là loại cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu tốt nhất, khô cũng trồng được mà nước cũng trồng được. Cỏ không chỉ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho bò sữa, bò thịt mà còn rất nhiều loài vật nuôi tiềm năng phát triển hàng hóa như hươu, nai, dê, thỏ, cừu...

Chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ đang là lợi thế rất lớn để tái cơ cấu ngành chăn nuôi

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hiện so với ngành khác chăn nuôi vẫn là ngành có kim ngạch xuất khẩu khiêm tốn nhất, trong khi thực tế cho thấy nếu không xuất khẩu được thì không tạo ra được động lực phát triển, không thúc đẩy được ngành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị.

Vì vậy, trong đề án tái cơ cấu căn bản toàn diện ngành nông nghiệp trong tương lai Chính phủ, Bộ NN-PTNT đặt mục tiêu Việt Nam phải là quốc gia mạnh trên thế giới về nông nghiệp và chăn nuôi phải đóng vai trò chính.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Thêm 4 điểm du lịch tiêu biểu ở ĐBSCL

Cần Thơ Hiệp hội Du lịch ĐBSCL vừa công nhận 4 điểm du lịch tiêu biểu của vùng, các đơn vị tiếp tục đầu tư, nâng chất, làm mới những sản phẩm du lịch hiện có.

Bình luận mới nhất