| Hotline: 0983.970.780

Giá thuốc Việt Nam cao gấp 5 - 40 lần so với thế giới

Thứ Sáu 25/06/2010 , 09:03 (GMT+7)

Khảo sát mới đây của WHO với 7 nhóm thuốc thông dụng cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 - 40 lần so với thế giới.

Khảo sát mới đây của Tổ chức Y tế thế giới với 7 nhóm thuốc thông dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Thông tin được ông Phạm Lương Sơn, Trưởng ban Giám định y tế (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) cho biết bên lề hội nghị nhân ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7).

Ông cũng cho biết, đây là kết quả so sánh dựa trên các tiêu chí giống nhau về loại thuốc, tên biệt dược, nhà sản xuất và nhà cung ứng thuốc.

Trước đó, vào đầu tháng 4, kết quả thanh tra giá thuốc của Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng đã chứng minh có chuyện giá thuốc mua 1 bán 5. Khảo sát 5 loại thuốc được phản ánh có sự chênh lệch giá quá cáo thì có 2 mặt hàng là Lidocef và Lapaliver có giá bán buôn cao hơn rất nhiều lần so với giá nhập khẩu.

Chẳng hạn, giá một hộp thuốc Lapaliver nhập vào chưa đến 100.000 đồng nhưng được bán ra với giá 370.000 đồng. Hay với thuốc Lidocef 1g, giá bán đến tay người bệnh là khoảng 70.000 đồng một lọ nhưng giá nhập khẩu loại thuốc này năm 2008 (theo công bố trên website Cục Quản lý dược) là chưa đến 13.000 đồng.

Đồng thời, kết quả đợt kiểm tra này cũng cho thấy, một số nhà thuốc trong bệnh viện vẫn bán cao hơn giá bên ngoài. Cụ thể, qua khảo sát tại 6 nhà thuốc bệnh viện và 8 nhà thuốc xung quanh tại Hà Nội và TP HCM cho thấy: 2,22% mặt hàng có giá bán lẻ tại nhà thuốc bệnh viện cao hơn bên ngoài bệnh viện với tỷ lệ trung bình 6,54%. Đây là kết quả khảo sát ngẫu nhiên gần 2.500 mặt hàng từ ngày 30/3 đến 10/4.

Theo ông Phạm Lương Sơn, hình thức lạm dụng quỹ bảo hiểm thông qua giá thuốc một phần do Việt Nam chưa có cơ chế quản lý giá thuốc, chưa có văn bản nào quy định rõ vai trò của Bảo hiểm xã hội - bên phải thanh toán tiền, trong việc quản lý và đấu thầu thuốc bảo hiểm y tế. Việc đấu thầu vẫn là do các địa phương, bệnh viện thực hiện. Tuy nhiên, thực tế, có đến 80-90% các địa phương phê duyệt khung giá ở mức cao nhất.

Để khắc phục tình trạng này Bảo hiểm xã hội đang xây dựng một mô hình đấu thầu thuốc mới. Theo đó, thay vì bệnh viện đứng ra mua thuốc, Bảo hiểm sẽ đứng ra mua và thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung ứng thuốc.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Sản phẩm từ mật hoa dừa xuất khẩu chính ngạch sang thị trường thứ 5

Các sản phẩm từ mật hoa dừa do Công ty Sokfarm chế biến đã xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Nhật Bản, Hà Lan, Đức, Mỹ và mới đây là Australia.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm