| Hotline: 0983.970.780

Giác quan thứ 6 của con người

Thứ Năm 25/07/2013 , 10:01 (GMT+7)

Người ta thường nói đến giác quan thứ 6 của con người nhưng không hiểu giác quan này nằm ở đâu và có tác dụng gì?

* Người ta thường nói đến giác quan thứ 6 của con người nhưng không hiểu giác quan này nằm ở đâu và có tác dụng gì?

Nguyễn Mạnh Hùng, Tiền Hải, Thái Bình

Con người có tổng cộng 5 giác quan cơ bản, tuy vậy rất nhiều lần chúng ta nghe thấy cụm từ giác quan thứ 6 hay linh cảm, linh tính. Vậy giác quan thứ 6 thực sự là gì?


Ảnh minh họa

Đây là khái niệm chỉ khả năng tiếp nhận thông tin của con người qua một kênh siêu nhiên, vượt trội hơn hẳn 5 giác quan bình thường kia. Cho đến nay, khả năng siêu phàm này vẫn còn là một điều kỳ bí đối với nhân loại.

Trong lịch sử, đã có nhiều minh chứng cho giác quan thứ 6. Nhà bác học Nga, Mendeleev (1834 - 1907), người phát minh ra định luật tuần hoàn các nguyên tố hóa học, đã nhìn thấy rõ toàn bộ bảng tuần hoàn hiện ra trước mắt trong giấc mơ.

Điều này có thể giải thích được bởi lẽ ông đã nghiên cứu hàng chục năm về vấn đề này và đến khi “chín muồi”, kết quả hiện ra trong giấc mơ, ông chỉ việc ngồi bật dậy ghi chép lại. 

Năm 1920, lần đầu tiên khái niệm “giác quan thứ 6” đã được nhà khoa học Rudolf Tischner, người Đức xây dựng và phát triển. Ông định nghĩa khái niệm này bằng cụm từ Extra Sensory Perception (ESP), ám chỉ năng lực tiếp nhận thông tin thông qua một loại giác quan nằm ngoài 5 giác quan cơ bản.

Năng lực ESP được ông tổng kết trong 5 khả năng phổ biến là khả năng thần giao cách cảm, xuyên thấu, dự đoán tương lai, tác động sự vật bằng ý chí và nhìn lại quá khứ.

Tiến sĩ Gary Klein, tác giả cuốn sách “Trực giác hoạt động” cho rằng, cái mà người ta thường gọi là khả năng nhìn thấy cái vô hình chính là những năng lực tiềm tàng của trực giác con người. Đặc biệt, đối với những người mà nghề nghiệp buộc họ phải đưa ra những quyết định sinh tử và tức thì như lính cứu hỏa, y tá cấp cứu hay lính trận là những người thường thấy xuất hiện giác quan thứ 6.

Họ thường thực hiện các hành động theo một linh tính nào đó trong những tình huống khẩn cấp khi họ không thể chọn lựa hay đưa ra một quyết định có ý thức... 

* Bệnh sợ độ cao là loại bệnh gì?

Nguyễn Viết Bình, Châu Thành, Long An

Bệnh sợ độ cao là một loại bệnh thần kinh. Khi người nào đó trước một sự việc hoặc một hoàn cảnh nào đó không đáng sợ vậy mà lại hoảng sợ ghê gớm, có nghĩa là người đó mắc bệnh sợ cao.

Người mắc bệnh hiểu rõ sợ như vậy là không hợp lý, không đáng, cũng biết sự việc hoặc hoàn cảnh hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mình, nhưng nỗi sợ vẫn ám ảnh họ không thể nào dứt ra được.

Ngoài chuyện sợ cao ra, bệnh còn bao gồm các triệu chứng khác, như sợ xã giao, sợ nơi khoáng đãng, sợ phòng đóng kín, sợ động vật, sợ bệnh tật, sợ vật nhọn, sợ bẩn, sợ sấm, sợ cơn giông, sợ trường học, sợ nước, sợ lửa…

Bệnh nặng sẽ ảnh hưởng đến công việc hàng ngày và sinh hoạt. Thí dụ, ở độ cao sẽ không dám ngồi trên gác ở nhà hát để xem biểu diễn. Người bệnh mỗi khi gặp hoàn cảnh gây sợ, thường phát sinh những bệnh trạng sinh lý như nhức đầu, đau dạ dầy, chóng mặt…

Về nguyên nhân bệnh có người cho rằng phần lớn người bệnh do di truyền bẩm sinh. Có luận điểm cho rằng đó là kết quả của sự hình thành phản xạ có điều kiện xấu. Một số cho là do khi còn nhỏ người ta đã bị một kích thích mạnh gây ra, chẳng hạn như cha mẹ đem bóng tối, sấm chớp, hoặc hổ báo ra doạ con cái.

Ngoài ra, trong cuộc sống, có thể người ta đã gặp một số vấp váp nào dó. Thí dụ: Một phi công đã một lần gặp tai nạn, nên khi bay ở độ cao nhất định nào đó thường rất sợ. Điều trị các chứng sợ trên đây chủ yếu là điều trị về tâm lý, dùng thuốc chỉ là phụ.

Nếu tìm ra được nguyên nhân đầu tiên gây bệnh để qua đó khuyên bảo, tìm cách giải tỏa sẽ là phương pháp hiệu nghiệm nhất. Nhưng khi khó tìm nguyên nhân, chúng ta có thể áp dụng hàng loạt biện pháp một cách có hệ thống để giải tỏa sự nhạy cảm của người bệnh.

Thí dụ, chữa bệnh độ cao, chúng ta cho bệnh nhân đứng trên ghế, khi không sợ nữa, cho họ đứng trên bàn, rồi lên gác hai, gác ba..., cứ tăng dần độ cao, dần dần người bệnh sẽ thoát khỏi nỗi sợ hãi độ cao.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất