| Hotline: 0983.970.780

Giải cứu bí xanh

Thứ Năm 17/07/2014 , 10:13 (GMT+7)

Hơn 300 tấn bí xanh tồn đọng của xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã được Sàn Giao dịch rau quả & thực phẩm an toàn Hà Nội hỗ trợ tiêu thụ thành công.

Thế nhưng đằng sau câu chuyện đó còn nhiều điều đáng bàn.

Một ngày cuối tháng 6/2014, Phó GĐ Sở KH-ĐT Hà Tĩnh Phan Thanh Biển đưa ông Nguyễn Thành Lưu, Tổng GĐ Sàn rau quả thăm xã Tượng Sơn, nơi nông dân đang gặp khó khăn vì bí xanh tắc đầu ra.

Giữa trời nắng đổ lửa trên cánh đồng, mấy chị nông dân mồ hôi nhễ nhại than thở, bí xanh giờ đang ế, có nhà bỏ mặc trên đồng vì thu hái về không biết bán ở mô. Nhiều gia đình tiếc của đã thu về nhà làm giàn để trữ bí, nhưng cũng chỉ để được chừng hai tháng là cùng.

Lãnh đạo xã Tượng Sơn cho biết bà con trồng 50 ha trồng bí xanh đang tồn đọng khoảng 300 tấn quả. Sau khi trao đổi, ông Phan Thanh Biển và ông Nguyễn Thành Lưu đã thống nhất phối hợp hỗ trợ kết nối tiêu thụ giải phóng hàng tồn cho nông dân.

Ngay sau đó, sàn rau quả đã triển khai kết nối hàng chục đầu mối mua hàng với HTXNN Tượng Sơn. Đối với các đầu mối nhỏ, sàn thu xếp thành đơn hàng đủ lớn cho HTX giao hàng để đạt hiệu quả kinh tế cao.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thành Lưu cho rằng, tiêu thụ nông sản kiểu “chữa cháy” như trên không mang lại nhiều lợi ích cho người SX vì sản phẩm bán đổ bán tháo nên bị ép giá mạnh.

Nhưng nếu tham gia sàn rau quả ngay từ đầu, HTX sẽ được hỗ trợ một cách bài bản, từ việc tư vấn lập kế hoạch SX theo nhu cầu thị trường, xây dựng thương hiệu, hoàn thiện bao bì nhãn mác đến việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ đa dạng và chủ động.

Bởi thực tế, với 2 văn phòng giao dịch tại Hà Nội và TP.HCM cùng hàng ngàn đầu mối tiêu thụ trong và ngoài nước, sàn rau quả Hà Nội là một hệ thống giao dịch hiệu quả cho các nhà SX nhỏ lẻ. Điều này đã được các chuyên gia từ các tổ chức quốc tế như IFAD, ADB, JICA đánh giá cao.

Lợi ích như vậy nhưng đến nay ở phía Bắc mới chỉ có hơn 600 tổ hợp tác/nhóm SX ở Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Ninh Bình tham gia Sàn Giao dịch rau quả Hà Nội.

Do tính chất đặc thù của việc phối hợp kiểm soát nguồn gốc chất lượng sản phẩm và hỗ trợ phí giao dịch ban đầu cho nông dân nên, sàn rau quả này chỉ hợp tác với ban, ngành hoặc các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương để hỗ trợ nhà SX.

Cũng theo ông Lưu, nơi nào lãnh đạo địa phương quan tâm chỉ đạo thì việc hỗ trợ nông dân tham gia sàn rau quả diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Đặc biệt các tỉnh Hà Giang, Ninh Bình, đích thân lãnh đạo tỉnh dành thời gian lắng nghe và ủng hộ nên việc phối hợp triển khai hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm rất thông suốt.

“Nông dân nước ta cần cù sáng tạo nhưng năng lực tiếp cận thị trường còn rất yếu, nếu để mặc họ tự xoay sở sẽ khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn trồng - chặt hay nuôi - bỏ. Việc kêu gọi doanh nghiệp hợp tác đầu tư bao tiêu sản phẩm cho nông dân là cần thiết nhưng sẽ chỉ giải quyết được một phần. Đa số hộ SX nhỏ lẻ ít có cơ hội được hỗ trợ đầu ra sản phẩm.

Vì thế rất cần tập hợp họ thành các tổ hợp tác/nhóm SX và hỗ trợ tham gia giao dịch kết nối tiêu thụ sản phẩm qua sàn”, ông Lưu chia sẻ.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Hạn hán khốc liệt, nhiều diện tích cà phê bị cháy khô

GIA LAI Tình trạng khô hạn khắc nghiệt kéo dài tại huyện biên giới Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) đã khiến cho nhiều diện tích cà phê bị cháy khô, nguy cơ chết cả vườn cây.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm