| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp '2 trong 1'

Thứ Sáu 22/07/2016 , 10:37 (GMT+7)

Áp dụng công nghệ trên có nhiều ưu điểm so với phương thức tưới nước và bón phân truyền thống, trong đó giảm lượng nước tưới đến 40%, tăng hiệu quả sử dụng phân bón đến 20 - 30%, giảm công lao động tưới nước và bón phân đến 90%.

Theo nghiên cứu của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, SX cà phê ở Tây Nguyên có xu hướng tưới thừa so với lượng khuyến cáo kỹ thuật phổ biến ở mức 100 m3/ha/lần tưới. Với gần 500.000ha cà phê ở Tây Nguyên, có trung bình 3 lượt tưới/ngày, đã lãng phí trên 150 triệu m3 nước.

Cùng với việc tưới nước, phương pháp bón phân cho cà phê chủ yếu là vãi bằng tay. Biện pháp này có ưu điểm là dễ làm và ít tốn công nhưng nhược điểm lớn là phân bị bốc hơi nếu không có mưa và bị rửa trôi khi gặp mưa lớn, dẫn đến hiệu suất sử dụng phân bón cho cây trồng không cao.

Tuy nhiên khi áp dụng mô hình tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước của Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, vấn đề lãng phí nguồn nước sẽ được giải quyết. Bởi lượng nước tưới được phân phối trực tiếp đến từng cây và được điều chỉnh dễ dàng (60 - 100 lít/giờ), tức là lần tưới đầu chỉ cần tối đa 4 - 5 giờ để tưới đủ lượng nước cho cây ra hoa tập trung.

Tại 2 tỉnh Đăk Lăk và Gia Lai, nhiều nông dân đã áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm và bón phân qua nước cho thấy có nhiều ưu điểm so với phương thức tưới nước và bón phân truyền thống, trong đó giảm lượng nước tưới đến 40%, tăng hiệu quả sử dụng phân bón đến 20 - 30%, giảm công lao động tưới nước và bón phân đến 90%.

09-21-28_2

 

Ông R’Chăm Sui ở làng Kép 1, xã Ia Mnông, huyện Chư Păh (Gia Lai) thực hiện mô hình tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước từ năm 2012 cho biết, gia đình ông áp dụng mô hình tưới tiết kiệm đã giảm được áp lực thiếu nước, cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Lợi nhuận từ SX tăng gấp đôi do tiết kiệm được tới 90% chi phí công lao động. Hơn nữa còn tiết kiệm được phân bón từ 1,7 - 2,5 triệu đồng/ha.

Theo TS Phan Việt Hà, Trưởng phòng Kế hoạch - Khoa học và hợp tác quốc tế (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên), nguyên tắc hoạt động hệ thống này là nước trước khi dẫn đến cây cà phê sẽ qua một “hệ thống trung tâm” gồm đồng hồ đo lưu lượng nước dùng để theo dõi lượng nước tưới một cách chính xác, kiểm tra lưu lượng của máy bơm, lưu lượng tưới; bộ châm phân và hệ thống ống các cấp từ lớn đến nhỏ phân phối nước đều đến từng gốc cây.

Đặc biệt hệ thống ống được thiết kế cho từng tiểu vùng tưới với các van điều chỉnh phù hợp với công suất máy bơm để các béc phun đầu ra đạt lưu lượng 60 lít/giờ. Hệ thống đường ống tưới chôn ngầm giữa các hàng cà phê và được giãn vào gốc bởi ống nhỏ 6 ly có gắn 1 đầu béc phun với bán kính phun khoảng 80cm, vừa đủ tưới cho diện tích bồn.

Bộ châm phân là thiết bị châm dinh dưỡng vào ống chính, giúp đưa dinh dưỡng trực tiếp đến vùng rễ của cây qua béc phun đầu ra. Rễ được hấp thu đầy đủ dinh dưỡng để nuôi cây phù hợp cho từng giai đoạn sinh lý của cây, hạn chế việc bốc hơi làm mất đạm, tăng hiệu quả sử dụng phân bón.

09-21-28_4

 

“Công nghệ này đã được Viện Khoa học thủy lợi và Tổng cục Thủy lợi công nhận như một trong những phương thức tưới tiết kiệm cho cây trồng cạn ở Việt Nam. Cùng với việc tưới nước thì bón phân cũng là biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng suất cà phê”, TS Hà chia sẻ.

Cũng theo TS Hà, ngoài việc triển khai công nghệ này trên cây cà phê, viện cũng đã nghiên cứu và bước đầu chuyển giao công nghệ tưới tiết kiệm kết hợp bón phân qua nước cho nông dân trồng hồ tiêu. Ứng dụng công nghệ này sẽ giảm được lượng nước tưới từ 20 - 30%, tăng hệ số sử dụng phân bón, giúp tiết kiệm được lượng phân bón khoảng 30 - 40%, tăng hiệu quả sản xuất cho người trồng tiêu...

“Các kết quả về tưới nước tiết kiệm đã được chúng tôi phổ biến ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ áp dụng cho cây cà phê, tiêu và điều với quy mô ước tính hơn 50ha/loại cây trồng/tỉnh. Công nghệ cũng được các dự án khuyến nông trung ương của Bộ NN-PTNT áp dụng trên cây trồng cạn…”, TS Hà chia sẻ.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm