| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp 3 gọng kìm của ICAC

Thứ Năm 28/06/2012 , 14:12 (GMT+7)

Tham nhũng không những diễn ra phức tạp ở Trung Quốc, ngay ở đặc khu hành chính Hồng Công, các quan tham cũng đang được cho là “thảm họa” của nền kinh tế.

Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hồng Công, Trung Quốc (ICAC) được cho là đại diện cho văn hóa Hồng Công: Năng lực của bạn tới đâu, số tiền bạn kiếm được sẽ tương ứng tới đó. Và cách làm của ICAC được coi là kiểu mẫu để Trung Quốc đại lục ứng dụng.

>> “Người đàn bà thép” dẹp quan tham
>> ''Hiểm họa lớn nhất của Đảng''
>> Nghịch lý song song

Theo Nhân dân nhật báo, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo đất nước hơn 70 năm qua, Viện Kiểm sát nước này là một trong những cơ quan vất vả nhất trong cuộc chiến chống tham nhũng.


Quan tham hầu tòa

Chỉ tính trong 3 năm rưỡi, từ tháng 1/2008 đến tháng 7/2011, Viện kiểm sát Trung Quốc đã tham gia điều tra, xét xử hơn 121.410 vụ với hơn 157.447 người liên quan.

Trong đó, 9.335 người chịu sự điều tra của Viện kiểm sát trung cấp đến cao cấp. Đó là vài nét chính trong báo cáo của Viện kiểm sát tối cao Trung Quốc năm ngoái.

Theo ông Hồ Trạch Quân, Phó Bí thư kiêm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Trung Quốc, đa phần các vụ án tham nhũng đều liên quan tới hối lộ trong thương mại và công trình xây dựng.

Riêng thời gian từ năm 2008 đến năm 2009, tổng số tiền tham nhũng, hối lộ v.v. được xác định là 2,15 tỷ NDT.

“Trước tình hình tham nhũng diễn biến phức tạp như hiện nay, chúng tôi coi việc phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất với Viện kiểm sát các cấp”, ông Hồ Trạch Quân nói.

Ông Hồ Trạch Quân cũng cho rằng, cần công khai và đưa tin mạnh hơn nữa về những vụ án tham nhũng để người dân tin tưởng chính quyền, cũng như cảnh báo những quan chức đang mấp mé vũng lầy tham ô, hối lộ.

Trong bối cảnh đó, những giải pháp chống tham nhũng ở đặc khu hành chính Hồng Công, Trung Quốc được cho là “kiểu mẫu” để Đại lục có thể ứng dụng.

Hối lộ 1 đô la cũng bị xử

Tham nhũng không những diễn ra phức tạp ở Trung Quốc, ngay ở đặc khu hành chính Hồng Công, các quan tham cũng đang được cho là “thảm họa” của nền kinh tế. Theo tài liệu của Tổ chức minh bạch quốc tế, Hồng Công đang đứng thứ 12 trong số hơn 183 quốc gia, khu vực về tham nhũng và các tệ nạn của quan tham.

Năm ngoái, Ủy ban độc lập chống tham nhũng Hồng Công (ICAC) đã làm cuộc điều tra về thái độ của người dân về sự đánh giá của họ với vấn đề dẹp nạn tham nhũng. Kết quả điểm đánh giá nằm trong khoảng 0,7 – 10, mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.


Văn phòng ICAC

Theo tờ Minh Báo của Hồng Công, đặc khu hành chính này đang đẩy mạnh chống tham nhũng từ những hành vi nhỏ nhất với phong trào được gọi là “Không dung thứ”, bắt nguồn từ sáng kiến của ICAC.

Năm 2009, một phụ nữ đã bị xử 3 tháng tù vì tội hối lộ 100 đô la Hồng Công khi cô này nhét số tiền trên vào thư gửi trợ lý văn phòng nhà ở vì ông này đã giúp cô có được căn hộ chung cư.

“Đừng nghĩ 100 đô la là nhỏ, dần dần khi nó thành thói quen, bạn sẽ đẩy số tiền lên. Chúng tôi sẽ xử lý với những hành vi “cảm ơn” như trên, cho dù nó chỉ trị giá 1 đô la”, đại diện ICAC nói.

“Không dung thứ” đang được dư luận Hồng Công đánh giá rất cao. Những người được phỏng vấn nói với tờ Minh Báo rằng, giờ đây họ thấy rất hài lòng khi không còn cảnh phải “có tiền bôi trơn” với chính quyền cho dù việc kinh doanh của họ là hợp pháp.

“Khi xưa cho dù mở một quán ăn nhỏ, nếu không có tiền “bôi trơn” cho cán bộ những cơ quan liên quan thì đừng hòng xong việc. Nay mọi chuyện đã “dễ thở” hơn rất nhiều”, một người dân được Minh Báo trích lời.

Người Hồng Công cũng được cho là khá “máu lửa” trong việc chống tham nhũng. Báo Thanh niên Trung Quốc nhắc tới chuyện, năm 1973, ở Hồng Công xảy ra cuộc biểu tình lớn vì vụ Cảnh sát trưởng Hồng Công, ông Peter Fitzroy Godber bị phát hiện sở hữu số tiền trị giá 43 triệu đô la Hồng Công, gấp 6 lần mức lương cảnh sát mà ông làm việc trong 22 năm nắm quyền.

Sau đó, “với sự uất ức tích tụ nhiều năm” sinh viên, thị dân Hồng Công đã dẫn đầu hàng loạt cuộc biểu tình chấn động Hồng Công với biểu ngữ “Chống tham nhũng, bắt Fitzroy Godber”.

Hơn một năm sau, ICAC ra đời với bộ máy nhân sự, hành chính độc lập. Đây được cho là “Cuộc cách mạng tĩnh lặng” của người Hồng Công khi đó.

ICAC được cho là đại diện cho văn hóa Hồng Công: Năng lực của bạn tới đâu, số tiền bạn kiếm được sẽ tương ứng tới đó.

Cuộc tấn công 3 gọng kìm

Khi lên kế hoạch thành lập ICAC, chính quyền Hồng Công đã nhận ra rằng Ủy ban sẽ không thể chiến thắng cuộc chiến này nếu chỉ tập trung vào việc bắt giam những quan chức tham nhũng.

Quan trọng hơn, chính quyền cần cải thiện bộ máy quan liêu và tạo ra sự thay đổi trong thái độ của người dân đối với tham nhũng.

Chính vì vậy, ICAC đã quyết định tập trung vào 3 yếu tố trong cuộc chiến phòng, chống tham nhũng là điều tra, phòng ngừa và giáo dục.

Theo đó, ICAC được tổ chức thành 3 phòng. Phòng Hoạt động (Operations Department) có trách nhiệm tiếp nhận các báo cáo và tố cáo về tham nhũng.

Chức năng điều tra và thực thi này chính là hoạt động dễ nhận thấy nhất của Ủy ban, thu hút sự chú ý của công chúng và các cơ quan truyền thông trong các vụ việc lớn. Các vụ việc tham nhũng được phát hiện thông qua các lá đơn tố cáo nhận từ các nguồn như đường dây nóng hoạt động suốt ngày đêm.

Phòng Quan hệ cộng đồng (Community Relation Department) có trách nhiệm giáo dục, công bố thông tin và mang vai trò dẫn dắt về tinh thần của Ủy ban. Vai trò của Phòng này là huy động sự ủng hộ của người dân với cuộc chiến phòng, chống tham nhũng.

Phòng Ngăn ngừa tham nhũng (Corruption Prevention Department) chức năng ngăn ngừa tham nhũng trong các tổ chức thông qua việc thanh tra hoạt động và hệ thống nội bộ, qua đó đề xuất các biện pháp phòng, chống tham nhũng.

Mục tiêu này đã được triển rất thành công trong các tổ chức công thông qua việc thiết lập các hệ thống minh bạch và hiệu quả, từ đó đưa ra một bằng chứng cụ thể về quy tắc phòng hơn chống.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm