| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp cảnh báo lũ thông minh

Thứ Năm 19/09/2019 , 08:59 (GMT+7)

Cty CP Tư vấn và Phát triển kỹ thuật tài nguyên nước (WATEC) đóng chân trên địa bàn TP Đà Nẵng đã nghiên cứu phát triển hệ thống cảnh báo lũ thông minh VFASS dựa trên ứng dụng IoT kết nối vạn vật với công nghệ kết nối không dây LoRa.

06-11-51_he_thong_cnh_bo_lu_thong_minh_duoc_trung_by_ti_hoi_tho
Hệ thống cảnh bão lũ thông minh được trưng bày tại hội thảo.

LoRa là công nghệ truyền tải dữ liệu không dây với khả năng truyền tải trên phạm vi lớn, công suất thấp nên rất thích hợp để ứng dụng trong cảnh báo thiên tai, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, những nơi mà mạng viễn thông chưa ổn định, dễ dàng xảy ra sự cố khi có thiên tai.

Ông Văn Phú Chính, Chủ tịch HĐQT Cty cho biết: Hệ thống VFASS gồm các thiết bị cơ bản và quản lý dữ liệu như cảm biến, thiết bị điều khiển, thiết bị cảnh báo cả trong nhà và ngoài trời và nền tảng quản lý. Các thiết bị được được kết nối qua giao tiếp LoRa và hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời (có acquy, pin dự phòng).

Đặc điểm nổi trội của hệ thống là các thiết bị nhỏ gọn, vận hành cảnh báo không phụ thuộc vào nguồn điện và mạng viễn thông. Thiết bị điều khiển cũng được kết nối với nền tảng quản lý qua giao tiếp 3G, 4G từ đó cho phép các cơ quan quản lý theo dõi tình trạng vận hành của hệ thống, độ sâu ngập lụt, lượng mưa… tại các điểm cảnh báo qua internet.

Hệ thống cảnh báo lũ thông minh VFASS đề xuất 4 giải pháp cụ thể để giải quyết 4 vấn đề lớn trong cảnh báo thiên tai ở nước ta hiện nay đó là cảnh báo ngập lụt tại cộng đồng, cảnh báo ngập sâu tại ngầm tràn, hầm chui và đô thị, cảnh báo an toàn hạ du hồ chứa và cảnh báo lũ quét và mưa lớn vượt ngưỡng.

Ông Văn Phú Chính cho biết: Đối với cảnh báo ngập lụt tại cộng đồng, hiện các tỉnh miền Trung đã xây dựng hàng trăm tháp báo lũ. Các tháp này chỉ đánh dấu được các mực nước lũ xảy ra mà không thể cảnh báo tức thời tình trạng lũ đến cộng đồng.

Do đó giải pháp đề xuất của VFASS là tại các tháp báo lũ hoặc các vị trí gần dân cư sẽ đặt thước đo mực nước điện tử và trạm điều khiển gần đó. Trạm báo động ngoài trời sử dụng loa phóng thanh công suất lớn 150W và có thể tích hợp chức năng phát thanh thông báo thông qua bộ đàm hay điện thoại di động để cảnh báo.

Các thiết bị cảnh báo này kết nối LoRa với nhau tạo thành một mạng truyền tín không dây vừa có chức năng nhân tín hiệu vừa có chức năng phát tín hiệu. Tùy theo yêu cầu phòng lũ tại mỗi vùng lũ dân cư sẽ cài đặt các mức cảnh báo khác nhau.

06-11-51_he_thong_cnh_bo_lu_thong_minh_vfss_duoc_lp_dt_ti_d_nng
Hệ thống cảnh báo lũ thông minh VFASS được lặp đặt tại Đà Nẵng.

Theo ông Chính, thực tế qua các đợt mưa lớn, triều cường, lũ lụt trong những năm gần đây cho thấy thiệt hại về người và tài sản do đi qua ngầm tràn, hầm chui và đường phố bị ngập lụt sâu là vấn đề chưa được kiểm soát một cách hiệu quả.

Hệ thống cảnh báo lũ thông minh VFASS đề xuất giải pháp như sau: Đối với ngầm tràn, tại vị trí ngập sâu nhất sẽ lắp đặt trạm điều khiển có gắn cảm biến mực nước, loa phóng thanh, đèn báo. Tại hai đầu ngầm tràn sẽ lắp bảng điện tử có hiển thị lời và âm thanh cảnh báo. Đối với hầm chui, đường phố bị ngập sâu lắp đặt cảm biến mực nước điện tử tại vị trí cần cảnh báo, kết nối với trạm điều khiển và hệ thống cảnh báo tương tự như ngầm tràn.

Đặc biệt, hiện nay yêu cầu về thông tin đảm bảo an toàn hạ du đập là yêu cầu bắt buộc đối với các hồ chứa nước lớn. Để cảnh báo hạ du trước khi xả lũ thì VFASS đưa ra giải pháp gồm thiết bị điều khiển và các trạm cảnh báo ngoài trời, trạm trung chuyển được lắp đặt dọc các sông suối hạ du hồ chứa.

Khi tiến hành xả lũ, người quản lý kích hoạt hệ thống phát cảnh báo bằng còi hụ và lời thoại thông qua nút điều khiển hoặc điện thoại di động. Tại các khu dân cư bị ngập sâu do xả lũ có thể bố trí hệ thống cảnh báo ngập lụt tại cộng đồng để cảnh báo kịp thời cho nhân dân khi mực nước sông, suối dâng cao.

Cảnh báo lũ quét và mưa lớn vượt ngưỡng, là thử thách lớn trong phòng chống thiên tai. Do vậy giải pháp của VFASS đưa ra là tại vị trí thượng nguồn sẽ lắp đặt trạm điều khiển có gắn cảm biến mực nước. Dọc theo sông suối về phía hạ du lắp đặt các trạm cảnh báo ngoài trời và các trạm trung chuyển. Khi mực nước tại các trạm điều khiển ở thượng nguồn dâng cao đến mức cảnh báo thông qua giao tiếp LoRa, trạm điều khiển sẽ kích hoạt các trạm cảnh báo ngoài trời phát còi hụ để người dân kịp thời sơ tán...

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Mời SunRice tham gia Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

ĐỒNG THÁP Tập đoàn SunRice đang khuyến khích nông dân ĐBSCL các biện pháp canh tác lúa bền vững và đặt mục tiêu giảm lượng khí thải carbon bằng 0 trong chuỗi giá trị vào năm 2050.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm