Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:00 GMT +7

  • Click để copy
Thứ sáu- 07:01, 13/07/2018

Giải pháp cho nông nghiệp thông minh?

Trước tình hình phát triển khoa học công nghệ, nếu nông nghiệp nước ta không có điều chỉnh mạnh mẽ thì lãng phí cơ hội và đối mặt với nguy cơ tụt hậu xa hơn.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hà Công Tuấn phát biểu tại hội thảo Tầm nhìn và giải pháp phát triển “nông nghiệp thông minh” bền vững diễn ra chiều 12/7 tại Hà Nội.

18-08-09_tt_h_cong_tun
Thứ trưởng Hà Công Tuấn tại hội thảo

Để xây dựng Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về chính sách tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, trong các ngày 12 và 13/7, tại Hà Nội đã diễn ra “Diễn đàn cấp cao và triển lãm quốc tế về công nghiệp thông minh – Industruy 4.0 Summit 2018”. Là sự kiện quốc tế có quy mô lớn, gồm 1 diễn đàn cấp cao do Thủ tướng và Trưởng Ban kinh tế trung ương đồng chủ trì và 5 phiên hội thảo quốc tế theo chuyên đề.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua, nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng có ý nghĩa lớn. Tuy vậy, thẳng thắn nhìn nhận thì thực trạng, phát triển nông sản hàng hóa chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về điều kiện sinh thái tự nhiên nhân lực và những cơ hội do cách mạng KHCN cùng kinh tế tri thức, hội nhập quốc tế tạo ra.

Từ thực tế này, ông Hà Công Tuấn cho rằng cần tận dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để đẩy nhanh cơ cấu ngành nông nghiệp với 3 trụ cột chính.

Một là, ứng dụng KHCN, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ 4.0 vào sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa.

Hai là thúc đẩy tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết, doanh nghiệp là hạt nhân liên kết, tổ chức sản xuất với hộ nông dân, trang trại, HTX để ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và quản trị chu trình sản xuất hàng hóa, truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gắn với hình thành thương hiệu, phát triển thị trường và bền vững với môi trường.

Ba là, cải cách thể chế thực chất, nghiêm túc, tạo môi trường minh bạch, thuận lợi, năng lực cạnh tranh cao để doanh nghiệp, nhà sản xuất trong và ngoài nhà nước đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và ứng dụng các công nghệ tiên tiến theo hướng xây dựng nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Tại hội thảo, các đại biểu Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng; ông Doron Lebovich, Phó Đại sứ Israel tại Việt Nam; ông Ngô Minh Hải, phó tổng giám đốc tập đoàn TH và ông Nguyễn Văn Thành, đại diện tập đoàn Turatti tại Đông Nam Á… đã phát biểu, tập trung thảo luận về việc ứng dụng công nghệ 4.0 trong sản xuất nông nghiệp thực sự thực sự trở thành xu hướng và đem lại hiệu quả.

TS Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu nhấn mạnh về những kinh nghiệm trong tầm nhìn và chính sách phát triển nông nghiệp thông minh tại Lâm Đồng.

Theo ông Phạm S tương tự nhiều nước đang phát triển trên thế giới và khu vực Đông Nam Á, đến nay Việt Nam chưa có các mô hình nông nghiệp 4.0 hoàn chỉnh, song thực tế hiện nay cũng có những nhà cung cấp công nghệ IoT và những trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng IoT trong nông nghiệp thông minh, đây là những cơ sở hạ tầng quan trọng để Việt Nam tiến hành nông nghiệp 4.0 với thời gian ngắn trong tương lai.

Việc ứng dụng IoT cho nông nghiệp giúp người nông dân tăng năng suất, giảm chi phí và tránh rủi ro vụ mùa và chủ động thị trường; thông qua đó giúp phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và bền vững.

Tuy nhiên, hiện nay chi phí ban đầu để thực hiện giải pháp IoT khá cao, bởi chưa có doanh nghiệp nào sản xuất các thiết bị phần cứng, các thiết bị phù hợp với sản xuất nông nghiệp Việt Nam nên chủ yếu phải nhập ngoại từ Isreal, Nhật Bản, Đức, Thái Lan và Đài Loan.

Hiện cả nước có khoảng 30 trang trại, doanh nghiệp ứng dụng IoT. Riêng ở tỉnh Lâm Đồng hiện nay có 15 doanh nghiệp, trang trại, song chủ yếu ứng dụng ở các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây đã cho doanh thu từ 5 - 8 tỷ đồng/ha/năm, nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ...

Thay mặt ban tổ chức, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đánh giá cao những nội dung đã được đề cập, thảo luận tại hội thảo. Từ kết quả của hội thảo, ban tổ chức tổng hợp, chắt lọc những nội dung nhất là tầm chủ trương để tham khảo trong quá trình xây dựng chính sách, cơ chế đề xuất Bộ Chính trị, Chính phủ xây dựng các văn kiện về tầm nhìn, chiến lược chung trong việc phát triển nông nghiệp thông minh tại Việt Nam.

Văn Hùng

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh

Huyện Yên Bình (Yên Bái) vừa triển khai gắn nhãn truy xuất nguồn gốc cho gần 200 cây bưởi đặc sản Đại Minh trên 30 năm tuổi bằng ứng dụng Vmark.

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Khởi động dự án nghiên cứu chuyển đổi số nông nghiệp ĐBSCL

Dự án sẽ tập trung nghiên cứu, đưa ra bức tranh chung về hiện trạng, nhu cầu và thách thức về chuyển đổi số ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL.

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

Thương mại điện tử nâng tầm sản phẩm OCOP

QUẢNG BÌNH Nhiều sản phẩm OCOP và nông sản chủ lực của Quảng Bình đã tăng rất nhanh về sản lượng tiêu thụ, nhanh chóng mở rộng được thị trường thông qua kênh thương mại điện tử…

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

Nhà nông xứ Nghệ bắt nhịp thương mại điện tử

NGHỆ AN Nhờ chủ động tiếp cận quảng bá, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử, nhiều nông sản của nông dân xứ Nghệ đã thoát cảnh bị ép giá, bán được 'tận ngọn'.

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

Lào Cai: 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số

100% doanh nghiệp, HTX trên địa bàn Lào Cai đã được tuyên truyền, tập huấn nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số. Trong đó 50% doanh nghiệp, HTX ứng dụng công nghệ số.

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Lào Cai: Mỗi thôn, bản thành lập một tổ công nghệ số cộng đồng

Các xã, phường, thị trấn triển khai tại mỗi thôn, bản, tổ dân phố thành lập một Tổ công nghệ số cộng đồng trong năm 2022.

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Đưa nông sản vùng ĐBSCL lên nền tảng số

Cần Thơ Hơn 100 hợp tác xã (HTX) nông nghiệp ở khu vực ĐBSCL được hỗ trợ đưa nông sản lên nền tảng số, đẩy mạnh việc tiêu thụ trong thời gian ngắn.

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

Sôi động chuyển đổi số nông nghiệp Đất mỏ

QUẢNG NINH Chuyển đổi số đang được coi là giải pháp đột phá, tạo động lực mới cho tăng trưởng, phát triển kinh tế nông nghiệp tại Quảng Ninh

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

'Năng lượng xanh' từ mái trang trại bò sữa và bã mía

Nguồn 'điện xanh' hoàn toàn từ thiên nhiên đã đáp ứng từ 1/8, có thời điểm đạt 1/5 nhu cầu tiêu thụ điện của trang trại TH.

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Thấy gì bên trong các trang trại thẳng đứng?

Bằng cách thử nghiệm hệ thống chiếu sáng hiệu quả hơn, nông dân trồng rau củ quả trong các trang trại thẳng đứng đã tự tin đủ sức duy trì các vụ mùa mới.

Xem Thêm