| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp kỹ thuật cánh đồng mẫu lớn

Thứ Năm 21/11/2013 , 10:20 (GMT+7)

Sau hơn 3 năm xây dựng CĐML, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện được 292 điểm với tổng diện tích 31.346 ha và 30.183 hộ nông dân tham gia.

Sau hơn 3 năm xây dựng CĐML, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện được 292 điểm với tổng diện tích 31.346 ha và 30.183 hộ nông dân tham gia.

CĐML mở rộng trong mối liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà, có cùng trách nhiệm SX để gia tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm lúa gạo; đồng thời có sự tác động mạnh từ mối liên kết giữa nông dân với DN thu mua, chế biến, XK lúa gạo trong vùng.

Trong quá trình SX, công tác khuyến nông, yểm trợ bằng các giải pháp kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, góp phần duy trì nhân rộng mô hình.


Cán bộ nông nghiệp hướng dẫn SX

Theo Trung tâm KN Sóc Trăng, các biện pháp kỹ thuật được phổ biến trong quá trình xây dựng CĐML triển khai tùy theo quy mô, điều kiện và quy hoạch từng nơi. Nhưng nông dân phải đảm bảo tuân thủ các biện pháp sử dụng cùng 1 giống, cấp xác nhận, xuống giống tập trung né rầy;

Áp dụng thống nhất qui trình “1 phải 5 giảm”; Bón phân cân đối theo 4 đúng; Quản lý dịch hại theo IPM và công nghệ sinh học; Thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp; Có phương án đầu vào và đầu ra sản phẩm; SX theo VietGAP và xây dựng các hình thức liên kết SX.

Ở các địa phương khi chuẩn bị mô hình, chọn địa điểm, phát động mô hình ra dân, lập phương án SX, tập huấn kỹ thuật, liên kết DN. Các bước thực hiện trên đồng theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.

Theo sau đó thực hiện tuần tự các khâu theo quy trình bắt buộc như xuống giống, bón phân, phòng sâu bệnh. Trong quá trình chăm sóc, thăm đồng theo dõi thực tế tiến hành các biện pháp như tỉa dặm, trừ sâu bệnh, điều tiết nước đến khi thu hoạch.

Sau quá trình thực hiện mô hình CĐML qua nhiều vụ lúa, nhóm cán bộ Trung tâm KN phân tích: Trước đây diện tích đất SX của mỗi nông hộ phần lớn quy mô nhỏ, bình quân khoảng 1 ha/hộ, trong đó có không ít hộ diện tích đất canh tác lúa chỉ 0,5 - 0,7 ha/hộ. Do đó việc canh tác ở mỗi hộ là độc lập theo sở thích của từng người.

Kinh nghiệm SX lúa truyền thống được tích lũy nhiều năm nhưng đã tụt hậu so với những tiến bộ kỹ thuật mới. Nhiều khoản đầu tư chi phí chưa hợp lý nên làm giá thành SX lúa tăng cao, nhất là khâu giống, phân bón, thuốc BVTV...

Trong một khu vực, một tiểu vùng nhỏ vài chục ha lại SX nhiều giống lúa có phẩm chất rất khác nhau, nên chưa tạo ra được một vùng nguyên liệu có sản phẩm đồng nhất và có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy lợi nhuận đạt thấp, đời sống của người nông dân chậm được cải thiện.

Từ thực tế đó, một nông hộ có 1 ha đất lúa, giá trị tương đương 400 triệu đồng, SX 2 - 3 vụ/năm, năng suất bình quân 5 - 6 tấn/ha/vụ, lợi nhuận thu được bình quân cũng ở mức 22 - 24 triệu đồng/năm. Với 4 - 5 nhân khẩu/hộ, thì mỗi người trong gia đình chỉ thu nhập ở mức khoảng 400 - 450 ngàn đồng/người/tháng. Đây là mức thu nhập của hộ cận nghèo. Một nghịch lý tồn tại trong thời gian dài ở Sóc Trăng.

Từ bài học kinh nghiệm năm đầu tiên 2010 thực hiện mô hình CĐM đã được nhóm cán bộ khuyến nông thực hiện giải pháp tiếp tục nghiên cứu vận dụng cho những mô hình tiếp theo. Đó là tuyên truyền cho nông dân thay đổi nhận thức từ thói quen từ “SX theo những gì mình thích” chuyển sang “SX theo nhu cầu của thị trường thông qua DN tiêu thụ lúa gạo”.

Đồng thời khuyến nông phải là cầu nối kỹ thuật và hướng dẫn tổ chức SX tốt để giữ mối liên kết bền vững giữa DN với nông dân.

Về mặt hiệu quả kinh tế sau khi thực hiện các giải pháp trong 1 vụ SX lúa ở các địa phương trong tỉnh cho thấy 100% mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với nông dân thực hiện riêng lẻ ngoài mô hình.

Cụ thể như chi phí SX giảm, nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật “1 phải, 5 giảm” đã giúp nông dân thực hiện giảm tiền lúa giống (60 kg/ha), phân bón giảm 10% (DN cung cấp phân bón cho nông dân mô hình với giá bán thấp, bằng giá bán cho đại lý cấp 2), giảm số lần sử dụng thuốc BVTV do sử dụng đúng phương pháp và thực hiện đồng loạt.

Sự hợp tác trong SX nên các khâu thuê dịch vụ quy mô lớn trong CĐML có giá rẻ hơn từng hộ thuê dịch vụ riêng lẻ như làm đất, bơm nước, thu hoạch, vận chuyển… Kết quả năng suất tăng từ 2 - 3% do sử dụng giống lúa cấp xác nhận, giảm chi phí, năng suất tăng nên giá thành SX lúa thấp hơn ngoài mô hình.

Hơn nữa, giá bán lúa luôn cao hơn so với giá bán lúa của nông dân bên ngoài mô hình, do lúa của nông dân trong CĐML có độ đồng đều cao, cùng phẩm cấp tiêu chuẩn, số lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu DN.

So với mức bình quân lợi nhuận tăng thêm sau khi thực hiện giải pháp so với SX trước đây là 5,83 triệu đồng/ha thì sau 3 năm thực hiện, giải pháp đã góp phần tạo ra giá trị sản phẩm cho xã hội tương đương 182,7 tỷ đồng. Số tiền này nằm trong 30.183 hộ đã tham gia thực hiện giải pháp ở tỉnh Sóc Trăng.

Vừa qua Chính phủ, Bộ NN-PTNT ban hành nhiều chủ trương chính sách về tăng cường liên kết giữa SX và tiêu thụ lúa xuất khẩu ở ĐBSCL. Tại Sóc Trăng, công tác khuyến nông đang tiếp tục chuyển giao các giải pháp, thực hiện tư vấn khoa học và các biện pháp tổ chức thực hiện mô hình CĐML cho 9 đơn vị SX lúa trọng điểm tại các huyện, thị trong tỉnh.

Xem thêm
Chăn nuôi hướng đến hiệu quả bền vững tại Sóc Trăng

Gói giải pháp chăn nuôi toàn diện từ con giống, thức ăn, thuốc thú y và hỗ trợ kỹ thuật của nhà phân phối Bích Phúc giúp nhiều nông hộ đạt lợi nhuận tốt.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Doanh nghiệp đầu tiên công bố sản xuất cà phê tuân thủ EUDR

ĐẮK LẮK Simexco DakLak đã được cấp chứng nhận tuân thủ EUDR cho 4.957 nông dân với diện tích 5.375ha trong vùng liên kết.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.

Bình luận mới nhất