| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp mới ‘vỗ béo’ đặc sản nhum biển

Thứ Năm 27/02/2020 , 11:14 (GMT+7)

Ý tưởng đã được hiện thực hóa vừa tạo ra giải pháp đối phó sáng tạo lại vừa biến chúng thành một nguồn lợi thủy sản sinh lợi và giảm lãng phí thực phẩm.

Cận cảnh một con nhím biển đang xơi bắp cải. Ảnh: NHK

Cận cảnh một con nhím biển đang xơi bắp cải. Ảnh: NHK

Nhím biển hay nhum biển hoặc cầu gai từ lâu đã trở thành món đặc sản ở nhiều nơi trên thế giới dùng để ăn với cơm, làm nước sốt mì ống hoặc ăn vã. Tuy nhiên gần đây có sự gia tăng quần thể của các loại nhím “gai nhiều hơn thịt” đã khiến các cộng đồng ngư dân ven biển ở Nhật Bản đang phải chật vật đối phó.

[Clip] Nuôi nhím biển bằng bắp cải. 

Nhím biển sinh sôi theo cấp số nhân và có thể thải ra chất làm ô nhiễm môi trường biển một cách nhanh chóng. Chúng vốn là loài ăn tạp và hầu như không để lại thứ gì cho các sinh vật biển khác, đặc biệt là những loài sống dựa vào rong biển.

Nhà nghiên cứu Kazushige Usui thuộc Trung tâm công nghệ thủy sản tỉnh Kanagawa chính thức bắt tay vào nghiên cứu giống nhím biển tím ở Nhật Bản kể từ khi mật số tự nhiên của loài này tăng vọt từ cách nay 5 năm.

Ông Usui đã thử nhiều loại thực phẩm khác nhau  như dưa hấu, bánh mì trước khi dùng bắp cải. Ảnh: NHK

Ông Usui đã thử nhiều loại thực phẩm khác nhau  như dưa hấu, bánh mì trước khi dùng bắp cải. Ảnh: NHK

Do loài này vốn rất mỏng cơm nên ông quyết định tìm cách “vỗ béo” chúng cho mục đích thương mại. Sau nhiều lần thử nghiệm sai sót và thất bại, nhà nghiên cứu này đã tìm ra bắp cải, loại rau chính ở trong vùng khi ế ẩm thường bị nông dân vứt bỏ và tận dụng để thử nghiệm.

Và điều bất ngờ là ông Usui đã phát hiện ra bắp cải chính là đáp án của lời giải hóc búa mà bấy lâu nay ông kiếm tìm. Sau ba tháng thử nghiệm, bắp cải đã chứng minh là nguồn thức ăn làm tăng trọng nhím biển.

"Tôi đã ăn thử. Thịt của chúng rất ngon bởi quá trình thử nghiệm đã làm chuyển hóa glycine, tăng chất có vị ngọt tự nhiên trong thịt nhím”, ông Usui cho hay.

"Vậy tại sao khi không thể diệt trừ được nhím biển chúng ta lại không biến chúng thành loài hữu ích vừa giải quyết được lượng bắp cải dư thừa lại vừa có thể tạo ra được nguồn dinh dưỡng. Tôi nghĩ giải pháp này có thể áp dụng được ở bất cứ đâu trên thế giới", ông Usui nói.

Phát hiện của nhà nghiên cứu Usui ngay lập tức đã mở ra lối đi mới cho nông dân ven biển không chỉ ở Kanagawa mà còn trên khắp Nhật Bản để tạo ra giá trị gia tăng từ nhím biển.

Sở dĩ là những vùng này sử dụng rất nhiều bắp cải Trung Quốc, nhất là các vùng Hokkaido, Kyushu, Yamaguchi và Aomori, thậm chí là nhiều loại rau xanh và cà chua đang bị dư thừa do ế ẩm đều có thể tận dụng làm thức ăn nuôi nhím biển.

Nhím biển trước khi được thí nghiệm cho ăn bắp cải (trái) và sau (phải). Ảnh: NHK

Nhím biển trước khi được thí nghiệm cho ăn bắp cải (trái) và sau (phải). Ảnh: NHK

Hiện giải pháp của ông Usui cũng đã thu hút sự quan tâm từ nhiều quốc gia như Singapore, Mexico và Mỹ.

Thế giới hiện có khoảng 950 loài nhím biển, phân bổ ở khắp các bãi biển và đại dương trên thế giới.

Nhím biển được coi là đặc sản và là món ăn vô cùng bổ dưỡng, được mệnh danh là “nhân sâm của đại dương” do thịt chứa rất nhiều khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể như: canxi, kẽm, sắt, protein, chất béo không no và một số loại vitamin.

Xem thêm
Sản xuất tôm giống nước lợ đáp ứng đủ nhu cầu thả nuôi

NINH THUẬN Năm 2023, cả nước có 2.270 cơ sở sản xuất, ương dưỡng tôm giống, sản lượng đạt 153 tỷ con, đáp ứng đủ cho nhu cầu thả nuôi của người dân.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.