| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp nào khai thác cát bền vững ở ĐBSCL?

Thứ Ba 16/08/2011 , 10:52 (GMT+7)

Mới đây, tại TP HCM, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam tổ chức hội thảo về nghiên cứu ảnh hưởng hoạt động khai thác cát làm thay đổi lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu ở ĐBSCL, đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch khai thác hợp lý.

ĐBSCL có trữ lượng cát dồi dào, ước tính lên đến hơn 854 triệu m3, phân bố trên địa bàn các tỉnh: Bến Tre (29,89%), Đồng Tháp (24,60%), Vĩnh Long (15,20%), An Giang (9,95%)… Trong những năm gần đây, hoạt động khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu diễn ra rầm rộ. Thống kê có khoảng trên 120 tổ chức, cá nhân được các địa phương cấp phép khai thác. Theo báo cáo của Sở TN-MT các tỉnh, công suất khai thác cát hàng năm tại đây đạt hơn 21 triệu m3, trong đó nhiều nhất là Bến Tre (650.000 m3). Hiện tại trên các khu vực sông có hàng ngàn ghe khai thác cát vô tội vạ đang tàn phá môi trường, hủy hoại đời sống của người dân và thách thức các nhà quản lý.

Các điểm nóng khai thác cát lậu phải kể đến xã Phú Thuận B, Long Khánh A, Long Thuận (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp); khu vực thị trấn Tân Châu, cù lao Ba, cồn Khánh Hòa (An Giang), khu vực Tân Lộc, Cồn Sơn (Cần Thơ), Tân Phong, Rạch Miễu (Tiền Giang)… Các ghe, thuyền tải trọng trên dưới 10 tấn, với những chiếc vòi rồng đường kính hơn 20 cm và máy bơm công suất lớn đua nhau “móc ruột” lòng sông. Họ hút cát chủ yếu vào ban đêm, thường từ 22h đến 5h sáng hôm sau hoặc tại các khu vực giáp ranh. Do lực lượng thanh tra quá mỏng nên không kiểm soát nổi.

Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, việc khai thác cát không dựa trên cơ sở khoa học, không theo quy hoạch và không kiểm soát chặt chẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng như xói lở, bồi ngoài quy luật, ảnh hưởng tới an toàn phòng lũ và các công trình trên sông, làm hạ thấp mực nước mùa kiệt khiến nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng, thay đổi luồng lạch, thất thoát tài nguyên, mất trật tự xã hội và ảnh hưởng xấu tới môi trường…

Các nhà khoa học cho rằng, khai thác cát trên sông Tiền, sông Hậu cần tính đến bài toán kinh tế giữa hiệu quả và hậu quả do khai thác quá mức gây ra. Theo ông Cao Văn Be, GĐ Sở Tài nguyên và Môi trường An Giang thì không phải cứ khai thác cát là dẫn đến sạt lở mà vấn đề là khai thác như thế nào để khỏi sạt lở? Vì vậy cần xác định cụ thể khối lượng cát ở từng mỏ, khai thác ở độ sâu bao nhiêu, cách bờ bao nhiêu là hợp lý…

Được biết Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam đang nghiên cứu để xác định được trữ lượng cát, xây dựng kịch bản khai thác tối ưu, ít tác động bất lợi đến môi trường, xây dựng bản đồ quy hoạch khai thác cát, bản đồ vị trí mỏ, dự báo trữ lượng cát dọc chiều dài 2 sông… Từ đó đề xuất các cơ cấu, tổ chức, chính sách, quy chế quản lý hoạt động khai thác cát cũng như đề xuất quy trình khai thác cát hợp lý. PGS.TS Lê Mạnh Hùng, GĐ Viện Khoa học Thủy lợi VN cho biết, Viện sẽ điều tra, khảo sát thực trạng, dùng các thí nghiệm vật lý và mô hình, từ đó khuyến cáo các cơ quan quản lý, các DN và người dân các giải pháp quản lý, khai thác cát hợp lý.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm