| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả vùng Nam bộ?

Thứ Hai 13/08/2018 , 07:30 (GMT+7)

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Vĩnh Long vừa tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp phát triển bền vững cây ăn quả vùng Nam Bộ”.

10-09-03-nh-2-qung-ly-dich-benh-trong-mu-nng094514612
Cần tăng cường khuyến cáo về thị trường tiêu thụ trái cây

TS Nguyễn Như Hiến, Phó Trưởng văn phòng phía Nam, Cục Trồng trọt cho biết, Nam Bộ có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển cây ăn trái. Tính đến năm 2017 diện tích cây ăn trái Nam Bộ đạt 431,4 ngàn ha, trong đó ĐBSCL có 335,2 ngàn ha (chiếm 59,99%). Diện tích có xu hướng tăng, xuất khẩu rau quả tăng mạnh. Tuy nhiên, thực trạng SX trái cây còn phân tán, manh mún, chạy theo phong trào. Đặc biệt là phong trào “cam sành xuống ruộng” diễn ra tại các tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang… Năm 2017, diện tích cam của Nam Bộ đạt 40,4 ngàn ha, tăng 5,76% so với năm 2016.

PGS.TS Võ Văn Thao, ĐH Cần Thơ đánh giá: “Mô hình cam xuống ruộng về lâu dài xảy ra nhiều hệ lụy cho môi trường nhất là thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước. Bởi trồng mật độ quá dày, ảnh hưởng đến dinh dưỡng của cây và sâu bệnh lây lan nhanh. Nông dân sử dụng lượng lớn phân bón vô cơ, thuốc trừ sâu, đặc biệt là thuốc diệt cỏ 2,4D, Paraquat.  

Quy cách, chất lượng trái cây không đồng đều, khối lượng trái cây đạt chứng nhận còn ít. Nhiều lô hàng cam, thanh long đã bị nước ngoài trả lại do nguyên nhân này. Bên cạnh đó, công tác giống và quản lý cây giống còn nhiều bất cập. Mối liên kết giữa SX, chế biến, tiêu thụ chưa phổ biến.

Doanh nghiệp chưa tham gia đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và bao tiêu sản phẩm. Hệ thống cơ sở chế biến, bảo quản chậm phát triển. Việc xây dựng thương hiệu, nhãn mác, chỉ dẫn địa lý, chứng nhận SX theo GAP chưa nhiều… ảnh hưởng không nhỏ đến việc kí kết thu mua, tiêu thụ và hợp đồng xuất khẩu".

TS Trần Văn Khởi, Q. Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho rằng, SX cây ăn trái còn manh mún, cần quan tâm đến các giải pháp để phát triển bền vững và ổn định. Bền vững về chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với bền vững về thị trường, hiệu quả kinh tế. Cần tuyên truyền áp dụng SX an toàn sinh học, hạn chế tối đa phân bón và thuốc trừ sâu, chất điều hòa sinh trưởng hóa học. Tăng cường quản lý chất lượng giống cây. Hình thành tổ chức HTX, THT, có quy chế SX theo quy trình sạch, đầu tư cơ sở hạ tầng... Ngành nông nghiệp và chính quyền địa phương có khuyến cáo chính xác cho nông dân, nhất là về thị trường...

09-47-47_dsc_0370
TS Trần Văn Khởi phát biểu tại hội nghị

Sầu riêng phát triển "nóng"

Hiện cây sầu riêng đang được bà con rất quan tâm và phát triển rất nóng. Thời gian qua giống sầu riêng rất sốt, các trại SX giống thường xuyên cháy hàng. Nhất là giống ngoại như Musangking (Thái), ruột đỏ (Malaysia) giá lên đến vài trăm ngàn đồng/cây. Hiện bà con đang rất thiếu thông tin về chất lượng các loại sầu riêng này.

TS Trần Thị Oanh Yến, Phó Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho hay, giống sầu riêng ruột đỏ có nguồn gốc Malaysia, đã trồng thử nghiệm và cho trái ở miền Đông. Ngoài hình thức ruột màu đỏ bắt mắt thì chất lượng giống không có gì vượt trội so với các giống khác đang được trồng tại Việt Nam.

Theo TS Bùi Thanh Liêm, Trưởng phòng NN-PTNT Chợ Lách (Bến Tre), bước đầu đánh giá sầu riêng Musangking có ưu điểm trái đẹp, màu cơm vàng, thịt mịn. Nhược điểm là tỷ lệ cơm thấp (18%), cơm bao không kín hạt, phần dính cùi lớn, còn xơ...

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm