| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp phát triển cá tra bền vững?

Thứ Năm 27/11/2014 , 13:55 (GMT+7)

Khi cá tra ở ĐBSCL đang tăng giá trở lại, một số DN có vùng nuôi cá tra riêng dư thừa nguyên liệu, thì nhiều DN khác thiếu, phải đi mua lại.

Nghị định 36/2014/NĐ-CP của Chính phủ (về nuôi, chế biến XK sản phẩm cá tra) đã ban hành được kỳ vọng sẽ chấn chỉnh ngành hàng cá tra tìm lại đúng giá trị đã từng có. Nhưng hiện thời người nuôi cá và các DN chế biến XK cho rằng, dù cá tra có tăng giá chỉ là nhất thời...

Thiếu cá, giá tăng

Trong những ngày qua cá tra ở ĐBSCL tăng giá trở lại, do một số nhà máy cần nguyên liệu đưa giá thu mua lên 24.000-24.500đ/kg. Tuy nhiên, vào thời điểm này chỉ có lợi cho người nuôi cá liên kết gia công hoặc nuôi theo hợp đồng bán cho các nhà máy chế biến. Trong khi đó không ít người từng có ao nuôi cá tra trước đây khoanh tay ngồi nhìn vì nợ nần, cạn vốn.

Bên cạnh một số DN có vùng nuôi cá tra riêng dư thừa nguyên liệu, thì nhiều DN khác thiếu, phải đi mua lại. Một người phụ trách bán cá của một DN có vùng nuôi cá hàng chục ha trên các cù lao sông Hậu giải thích: Nhờ có vùng nuôi lớn nên DN hạ thấp được chi phí “đầu vào” như thức ăn, thuốc thú y thủy sản. Cá tới lứa đúng size (cỡ) thu hoạch chuyển về nhà máy chế biến như một vòng khép kín cho tới XK. Tuy vậy, hiện nay việc bán lại cá nguyên liệu cho các nhà máy khác là do lượng cá đang dư thừa. Dù bán 23.000 đ/kg vẫn còn lãi 2.000 đ/kg. Hơn nữa, vào thời điểm này giá cá tra XK chưa cao để có lãi hấp dẫn. Do đó bán cá nguyên liệu tính ra có lợi, bởi vì nếu thu hoạch đưa vào nhà máy SX chế biến và XK phải mất tới 5-6 tháng sau mới thu được tiền về, chưa chắc có lãi cao hơn...

Những năm đỉnh cao, ĐBSCL có vùng nuôi cá tra mở rộng có lúc vượt trên 6.000 ha. Tuy nhiên, theo Tổng cục Thủy sản, từ đầu năm đến nay vùng nuôi cá tra tại 8 tỉnh ĐBSCL tự co hẹp còn trên 3.051 ha. Trong đó, các DN có nhà máy chế biến tự đầu tư vùng nuôi riêng chủ động nguyên liệu chiếm khoảng 50% và nguồn cung của phần còn lại từ các chủ trang trại nuôi gia công hoặc theo hợp đồng với các DN. Số hộ dân nuôi cá riêng lẻ bán theo kiểu “chạy chợ” trước đây còn tồn tại rất ít. Mặc dù trong bối cảnh như thế, vùng nuôi thu hẹp, sản lượng cá tra nguyên liệu giảm và đôi khi thiếu hụt, song trong suốt cả năm giá cá tra nguyên liệu vẫn chưa vượt qua mức 25.000 đ/kg.

Tự điều chỉnh, sắp xếp

Thị trường cá tra đang tự sắp xếp, điều tiết. Có thể nhận thấy về phía người nuôi, mô hình HTX nuôi liên kết với DN là một hướng khởi đầu. Ông Nguyễn Ngọc Hải - Chủ nhiệm HTX Thới An (quận Ô Môn, Cần Thơ) cho rằng: Hiện nay HTX Thới An cũng như một số trại nuôi cá tư nhân khác còn duy trì hoạt động SX là nhờ vào mối quan hệ gắn kết với DN chế biến thủy sản nào đó để đảm bảo khâu tiêu thụ. Tuy lợi nhuận không nhiều như trước, nhưng người nuôi cá an tâm SX. HTX Thới An có 20 xã viên, với 10,5 ha mặt nước, nuôi theo phương thức gia công, DN khoán cho HTX: Con giống, thức ăn, thuốc thủy sản phòng trị bệnh và công nuôi. Từ đầu năm đến nay nuôi đạt sản lượng 3.200 tấn. Tuy có giảm so 1.800 tấn so cùng kỳ năm 2013, nhưng có lãi ổn định mức 1.000-1.500đ/kg.

Nhu cầu thị trường XK cá tra tại các nước EU và nhiều nước khác thời gian qua vẫn ổn định và không sụt giảm. Vùng nuôi có giảm sản lượng chút ít, bù lại các DN có dịp bán hàng trữ đông. Tuy vậy, phải thừa nhận rằng cách làm của các DN vẫn như cũ, chưa có gì mới nên chưa thể đẩy giá XK tăng lên được.

Theo một vị giám đốc, vừa qua DN của ông và một số DN XK cá tra chào hàng với sản phẩm cá tra phi lê không mạ băng, không tăng trọng, nhưng chưa có nhiều khách hàng mua. Điều này cho thấy muốn sản phẩm cá tra phục hồi trở lại đúng giá trị thật không dễ “một sớm một chiều” làm được, nên rất cần vai trò quản lý của Nhà nước. Trước mắt cần khuyến cáo chấm dứt tình trạng DN xây nhà máy chế biến tràn lan, kiểm soát dòng vốn ngân hàng cho vay vào ngành hàng cá tra tương ứng đúng với nhu cầu SX và sản lượng cá tra XK; đồng thời có sự phối hợp các địa phương quy hoạch và kiểm tra vùng nuôi cá tra đáp ứng theo nhu cầu DN.

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm