| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp tăng cường liên kết phát triển kinh tế vườn

Thứ Sáu 09/11/2018 , 18:42 (GMT+7)

Kinh tế vườn đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. Tại nhiều địa phương, nghề vườn đem lại 50- 70% thu nhập của kinh tế hộ.

Toàn cảnh diễn đàn

 Tuy nhiên, kinh tế vườn ở nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức…

Sáng ngày 9/11, tại huyện Bắc Quang (Hà Giang), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Hội Làm vườn Việt Nam, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề: “Liên kết trong phát triển kinh tế vườn – cơ hội, thách thức và giải pháp”.

Việc hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm kinh tế vườn; chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; những đề xuất và kiến nghị nhằm tăng cường liên kết phát triển kinh tế vườn bền vững… là những vấn đề được các đại biểu đưa ra thảo luận tại diễn đàn.

Việt Nam là đất nước có nhiều ưu thế trong phát triển kinh tế vườn nhờ điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng. Các sản phẩm chính của kinh tế vườn là rau quả đang có thị trường tiêu thụ ngày càng rộng mở...

Tuy nhiên, kinh tế vườn cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó một số khó khăn chính, nổi cộm như: sản xuất manh mún, đầu tư nhỏ lẻ, chất lượng không đồng đều, khó kiểm soát về an toàn thực phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm còn cao. Đặc biệt, yêu cầu của người tiêu dùng trong nước và hàng rào kỹ thuật các nước nhập khẩu ngày càng cao. Ngoài ra, nông sản Việt Nam cũng chịu áp lực cạnh tranh từ phía nông sản nhập khẩu từ nhiều nước.

Ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại diễn đàn
Đại biểu tìm hiểu sản phẩm nông nghiệp tại diễn đàn

Tại diễn đàn, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam cho rằng, vấn đề hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản được cải thiện sẽ tạo bước đột phá để giải quyết những khó khăn, vướng mắc khác hiện nay trong nông nghiệp nói chung và kinh tế vườn nói riêng. Việc ban hành các cơ chế chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết.

Theo ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, kinh tế vườn đã khẳng định vị trí trong nền nông nghiệp nước ta. Hiện nay Việt Nam đã xuất hiện nhiều vùng cây đặc sản như cam, chuối, mận…có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên kinh tế vườn nước ta đang phải đối mặt với nhiều thách thức đòi hỏi phải có sự liên kết trong sản xuất để cùng phát triển.

Tại diễn đàn, các đại biểu cũng đã nghe, nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của người nông dân đối với chính quyền và doanh nghiệp. Mục tiêu chung là tìm ra tiếng nói cho sự hợp tác, vừa đảm bảo quyền lợi của người nông dân, vừa thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.

Xem thêm
Giá heo nhích kích thích người nuôi tái đàn

Sau thời gian dài duy trì ở mức thấp, từ đầu năm 2024 đến nay, giá heo ở Bình Định không ngừng tăng, hiện ở mức 51.000đ/kg, người chăn nuôi hồ hởi tái đàn…

Tỷ lệ tiêm chỉ đạt 52%, Quảng Nam bùng phát dịch lở mồm long móng

Tỷ lệ tiêm phòng thấp, ý thức người dân chưa cao, tập quán chăn thả rông trâu bò là những nguyên nhân dễ gây bùng phát dịch lở mồm long móng ở Quảng Nam.

Người dân thôn cao nhất Việt Nam háo hức trồng trúc xào

Cây nông nghiệp, đa mục đích - trúc xào - đang được người dân thôn Ngải Thầu Thượng, xã A Lù (huyện Bát Xát, Lào Cai) triển khai trồng diện rộng.

Mỗi hộ trồng hàng trăm ha mía vẫn khỏe re

GIA LAI Những năm gần đây, cây mía đã cho nông dân vùng Đông Gia Lai có cuộc sống đủ đầy nhờ tiền vào rủng rỉnh. Cây mía đã khẳng định vị thế trên vùng đất này.